Học tập đạo đức HCM

Độc đáo mô hình kinh tế ba tầng sinh thái ở Kiên Giang

Thứ hai - 31/07/2017 06:33
Dù không được quan tâm đầu tư nhiều nhưng cây dừa ở Kiên Giang vẫn trụ vững và âm thầm phát triển.

Trong đó, mô hình kinh tế ba tầng sinh thái: dừa, cau, khóm (dứa) được đánh giá là độc đáo, giúp tăng thu nhập trên cùng diện tích.

15-31-00_1_mo_hinh_sinh_thi_3_tng_du_cu_khom_doc_do_v_mng_li_hieu_qu_co_o_cu_lo_tc_cu_1
Mô hình sinh thái 3 tầng dừa, cau, khóm độc đáo và mang lại hiệu quả cao ở cù lao Tắc Cậu

Cây dừa ở Kiên Giang được trồng rải rác (không có khu vực trồng tập trung) khắp nơi trong tỉnh, với diện tích hiện còn khoảng 9.202 ha. Ông Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV Kiên Giang cho biết, cây dừa của tỉnh được người dân trồng từ rất lâu, cùng với việc hình thành các xóm làng. Chủ yếu trồng cặp theo các tuyến kênh mương, quanh ao, hồ và sân vườn sau nhà. Cây dừa không được xem là cây kinh tế chính, mục đích trồng là để che chắn gió, lấy bóng mát, trái tươi lấy nước giải khát và dừa khô làm nguyên liệu chế biến trong ẩm thực.

Tuy nhiên, riêng tại khu vực “cù lao” Tắc Cậu (huyện Châu Thành), từ lâu cây dừa đã được người dân nơi đây rất chú trọng, phát triển thành vườn. Con sông Cái Bé và Cái Lớn chia cắt vùng đất Tắc Cậu, tạo thành ốc đảo. Địa hình trũng thấp, nhưng người dân nơi đây đã có cách làm sáng tạo để sống chung được với triều cường, nước biển dâng, phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

Theo những cụ cao niên ở đây, vùng đất Tắc Cậu được khai phá từ những năm 30 của thế kỷ trước, phần lớn người Hoa đến đây khai phá đất hoang, lập nghiệp. Anh Huỳnh Văn Bình, một người Hoa đã có nhiều đời sinh sống tại ấp An Thành, xã Bình An, Châu Thành cho biết, khi mới về đây lập nghiệp, đời sống kinh tế của người dân gặp rất nhiều khó khăn do đất hoang hóa, phèn mặn, lại trũng thấp nên thường bị thiệt hại mỗi khi có triều cường. Người dân nơi đây đã cùng nhau hợp lực để làm đê ngăn triều cường. Đặc biệt là có nhiều cách làm sáng tạo để thích ứng với tình hình ngập lụt. Điển hình nhất là sáng chế ra chiếc cống có van để chủ động điều tiết lượng nước vào tưới cho vườn cây và tự động thoát ra khi triều thấp. Hiện nay, hầu hết các hộ dân ở đây đều biết thiết kế loại cống này để điều tiết nước, phục vụ sản xuất.

Anh Bình chia sẻ: “Trong quá trình sản xuất, người dân thường tận dụng hai bên bờ liếp trồng xen thêm dừa hoặc cau để tăng thêm thu nhập. Dần dần cha ông chúng tôi đã chọn lọc được 3 loại cây có thể trồng xen canh chung với nhau rất phù hợp là dừa, cau và khóm. Hiện nay, hầu hết người dân nơi đây đều phát triển mô hình này, với ba tầng sinh thái trên cùng một diện tích: dừa trên cao đến cau và dưới là cây khóm”.

Theo anh Bình, trung bình mỗi ha trồng được từ 120-140 cây dừa, 800-1.000 cây cau, 18.000 - 20.000 gốc khóm. Cây khóm trồng khoảng hơn 1 năm là cho thu hoạch, và 4-6 năm sau mới phải trồng lại. Còn cau, dừa thì có thể cho thu hoạch hàng chục năm, trung bình mỗi cây thu hoạch 3-5 buồng/năm.

Chạy xe vòng quanh cù lao Tắc Cậu, bên ngoài được bao bọc bởi dừa nước xanh mát, bên trong vườn với mô hình kinh tế ba tầng sinh thái tạo quang cảnh rất đẹp. Trưởng ấp An Ninh (xã Bình An) Nguyễn Ngọc Thơ cho biết, toàn ấp hiện có 267 ha chuyên canh khóm xen canh với cau, dừa. Mấy chục năm qua người dân nơi đây đều gắn bó với nghề này, có gia đình 3-4 thế hệ đều làm vườn. Tuy thu nhập có thăng trầm theo từng năm nhưng nhìn chung vẫn cao hơn hẳn so với những vùng trồng lúa. Nhờ trồng xen canh nên người dân không phải chịu cảnh thua lỗ khi giá xuống thấp, vì mất loại này còn có loại khác bù lại.

15-31-00_2_tuyen_duong_hnh_lng_ven_bien_phi_nm_noi_lien_cu_lo_tc_cu_hi_ben_duong_l_mo_hinh_sinh_thi_3_tng_du_cu_khom_rt_dep
Tuyến đường hành lang ven biển phía Nam nối liền củ lao Tắc Cậu, hai bên đường là mô hình sinh thái 3 tầng dừa, cau, khóm rất đẹp

Phó Chủ tịch UBND xã Bình An Huỳnh Hưng Tuấn cũng đánh giá cao mô hình kinh tế ba tầng: dừa, cau, khóm. Theo ông Tuấn, mô hình này cho thu nhập tương đối cao, giải quyết việc làm cho lao động địa phương rất tốt. Những lúc có giá, 1 chục dừa hay chục cau tươi lên đến 70.000 - 80.000 đồng. Còn khóm vụ nghịch có khi tăng tới hơn 10.000 đồng/trái mà không đủ bán.

Ông Lê Quốc Việt, Trưởng phòng NN-PTNT Châu Thành cho biết, hiện nay mô hình xen canh 3 loại cây: dừa, cau, khóm toàn huyện là khoảng 1.800 ha. Cái hay của mô hình này là mỗi loại cây có nhu cầu ánh sáng, dinh dưỡng khác nhau, không cạnh tranh nhau. Khi chăm sóc, bón phân cho khóm thì cả 3 loại cây đều được hưởng nguồn dinh dưỡng. Nhờ xen canh nên nguồn thu nhập cũng ổn định hơn, nếu loại nào đó bị mất giá thì cũng còn loại khác bù lại, không bị thua lỗ.

Vì không được xem là cây kinh tế chủ lực nên các chương trình đầu tư cho phát triển nông nghiệp, cây dừa rất ít được chú trọng. Theo ông Giàu, mấy năm qua Chi cục Trồng trọt - BVTV có áp dụng phương pháp nhân và thả ông ký sinh nhằm phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa. Phương pháp này làm giảm mật độ bọ cánh cứng, giảm thiệt hại và thay thế cho việc phải phun thuốc thường xuyên. Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cũng có dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác khóm, mía, dừa giai đoạn 2012-2015. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Kiên Giang, sản lượng dừa trái hàng năm của tỉnh vào khoảng 27.700 tấn. Tuy nhiên, hiện nay Kiên Giang không có nhà máy chế biến dừa, ngoài trái tươi bán để giải khát, dừa khô được thương lái thu gom chở đi nơi khác chế biến hoặc xuất khẩu.

Theo: Đ. T. Chánh/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm113
  • Hôm nay15,732
  • Tháng hiện tại283,296
  • Tổng lượt truy cập90,346,689
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây