Học tập đạo đức HCM

Đổi thay Đại Lộc

Thứ bảy - 03/05/2014 23:48
Những cánh đồng mẫu lớn, những con đường liên thôn xóm, giao thông nội đồng được bê tông hóa, cảnh quan môi trường sạch đẹp... cho thấy diện mạo vùng quê thuần nông huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đổi thay rõ nét.
 
Chăm sóc rau tại cánh đồng Bàu Tròn, xã Đại An, huyện Đại Lộc. Ảnh: VGP/Thế Phong



















Nếu trước kia, Đại Lộc là một vùng nông thôn nghèo, giao thông cách trở, lại thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai thì giờ đây, ánh điện thắp sáng đã về đến tận thôn xóm, vùng núi hẻo lánh, đường ô tô đến tất cả các xã. Góp phần làm nên những thành công ấy đến từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ được huyện Đại Lộc triển khai từ năm 2011.

Để người dân cùng chung sức, chung lòng quyết tâm xây dựng nông thôn mới, công tác tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp huyện Đại Lộc hết sức chú trọng triển khai và tuyên tuyền thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức như: lồng ghép vào các hội nghị, hội thi, thông qua đài truyền thanh xã, pano, thông qua các hội, đoàn thể… Do vậy, chủ trương xây dựng nông thôn mới nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân và tạo ra sự đồng thuận cao.

Ưu tiên hạ tầng và nâng cao thu nhập

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, ông Phan Đức Tính, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết trong xây dựng nông thôn mới, huyện ưu tiên phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi, chú trọng phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho nhân dân, qua đó làm nền tảng để triển khai các tiêu chí còn lại của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, trong 3 năm (2011-2013), Đại Lộc đã huy động, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án và huy động sức dân để đầu tư kiên cố trên 130km đường liên xã, liên thôn xóm và đường giao thông nội đồng; xây dựng 10 trạm bơm, kiên cố hóa 18,2 km kênh mương phục vụ sản xuất, xây mới 1 nhà văn hóa xã, 3 trụ sở UBND xã, 1 sân vận động xã, 5 nhà văn hóa thôn, xây mới và sửa chữa nhiều trường học, trạm y tế. Ngoài ra, người dân còn đóng góp hàng trăm ngày công và hiến đất để làm đường, nhà văn hóa xã, thu gom rác thải, thực hiện dự án “Ánh sáng đường làng”, “Tiếng mõ an ninh”, …

Khẩn trương thi công các công trình dân sinh chống lũ. Ảnh: VGP/Thế Phong





















Trong các tiêu chí nông thôn mới, việc nâng cao thu nhập cho nhân dân được Đảng bộ, chính quyền huyện Đại Lộc chú trọng hơn hết. 

Tính đến nay, toàn huyện đã thực hiện được trên 2.800 ha đất có giá trị sản xuất đạt trên 80 triệu đồng/ha/năm. Trong đó, có nhiều cánh đồng chuyên canh rau sạch cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng/ha/năm như tổ hợp sản xuất rau Bàu Tròn (xã Đại An), cây chuối lùn ở thị trấn Ái Nghĩa và các xã Đại Hiệp, Đại Hòa với thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/ha/năm, hay mô hình trồng dưa hấu, đu đủ, trồng cỏ nuôi bò, trồng ớt… mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp người nông dân ổn định sản xuất, cải thiện đời sống.

Bên cạnh đó, toàn huyện đã triển khai 36 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 1.434 ha, trong đó có 30 cánh đồng trồng lúa chất lượng cao năng suất bình quân 70 tạ/ha. Cùng với sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thu công nghiệp cũng phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây, góp phần giải quyết việc làm, nhất là thời điểm nông nhàn, nâng cao thu nhập cho nhân dân trong huyện. Riêng xã Đại Hiệp có thu nhập bình quân đầu người 20,6 triệu đồng/người/năm, xã Đại Minh là 19, 8 triệu đồng, Đại Cường đạt 19,1 triệu đồng…

Phấn đấu 6/17 xã đạt chuẩn vào năm 2015

Theo UBND huyện Đại Lộc, về tiêu chí nông thôn mới sau 3 năm triển khai, đến nay, toàn huyện có 6/17 đạt xã từ 10 đến 14 tiêu chí; 8 xã đạt 5 đến 9 tiêu chí và 3 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Trong đó, Đại Hiệp trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới của huyện. Đến nay, xã Đại Hiệp đạt 14/19 tiêu chí với các điểm nổi bật như: thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 93%, số hộ nghèo chỉ còn 2,19%, 100% hộ dân có nước sạch sinh hoạt…

Theo UBND xã Đại Hiệp, trong xây dựng nông thôn mới, người dân có đóng góp lớn. Riêng năm 2013, nhân dân trên địa bàn xã tự nguyện góp công sức, góp đất xây dựng hạ tầng với giá trị hơn 3 tỷ đồng. 

“Chúng tôi chuẩn bị khởi công xây dựng xây dựng Trung tâm thương mại chợ Đại Hiệp với tổng mức đầu tư hơn 54 tỷ đồng với diện tích khoảng 6.600m2 theo hình thức BOT và sẽ sớm hoàn thành tiêu chí chợ nông thôn. Đồng thời, huyện cũng sẽ tích cực triển khai hoàn thành các tiêu chí còn lại gồm giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa và y tế, phấn đấu đưa xã Đại Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2014 này”, ông Nguyễn Văn Đông, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp cho biết.

Tuyết Minh-Thế Phong
Theo chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập449
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm448
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại861,283
  • Tổng lượt truy cập92,035,012
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây