Học tập đạo đức HCM

Đổi thay ở xã vùng cao Phú Cường

Chủ nhật - 08/10/2017 00:19
Sau hơn 6 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi mà tỷ lệ hộ nghèo của xã Phú Cường (Tân Lạc - Hòa Bình) giảm đáng kể.

Con đường giao thông liên thôn tại xóm Báy I, xã Phú Cường.

Phú Cường là xã vùng thượng của huyện Tân Lạc, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, có tới 96% dân số là đồng bào dân tộc Mường, với 1.500 hộ và 8.000 nhân khẩu. Xã có tới 18/19 thôn thuộc vùng 3 (vùng đặc biệt khó khăn), nhận thức và trình độ của người dân còn ở mức thấp, việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn và cần có nguồn kinh phí lớn.

Xác định XDNTM là nhiệm vụ trọng tâm được triển khai toàn diện trên mọi lĩnh vực và cũng là động lực để thay đổi cuộc sống của người dân, diện mạo của địa phương, Đảng bộ, chính quyền xã đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể cho từng năm, theo từng giai đoạn; ưu tiên những tiêu chí dễ thực hiện, cần ít vốn làm trước.

Tổng nguồn vốn huy động chương trình XDNTM giai đoạn 2011 - 2015 của xã Phú Cường đạt 54,342 tỷ đồng. Theo đó, xã đã hoàn thành được 8 tiêu chí gồm: Quy hoạch, điện nông thôn, y tế, bưu điện, văn hóa, chợ nông thôn, tỷ lệ lao động có việc làm và hệ thống chính trị vững mạnh.

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Khải, Chủ tịch UBND xã cho biết: Do đặc thù xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn nên giao thông là tiêu chí khó cũng là tiêu chí cốt lõi, “xương sống”, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nên cần phải được ưu tiên. Năm 2016, tổng giá trị các nguồn vốn đầu tư cho giao thông lên đến 17,91 tỷ đồng, xã huy động được 1.683 ngày công, đào đắp được 1.380m3 đất đá, phát quang lề đường 1.580m, xây dựng mới 2 cầu, làm mới 400m đường nội xóm, 700m đường liên xóm và 7,5km đường trục xã...

Bên cạnh đó, thủy lợi cũng là một tiêu chí khó thực hiện vì cần nhiều nguồn lực tập trung xây dựng sửa chữa. Đến nay, xã đã nâng cấp được 9 công trình thủy lợi ở các xóm: Bát, Khiềng, Cại, Vó, Tằm… diện tích kênh mương kiên cố hóa đạt 85%. Cùng với hai tiêu chí này, xã sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thiện để đến cuối năm 2017 đạt thêm hai tiêu chí.

Song song với thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, Phú Cường tập trung tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, lựa chọn những cây, con phù hợp với khí hậu, thời tiết tại địa phương đưa vào nuôi, trồng, gắn liền với áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Cụ thể, cây khoai lang và ngô đang dần tạo dựng được thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường. Chỉ trong 9 tháng của năm 2017, xã đã gieo trồng được 336,2ha khoai lang, đạt 130% kế hoạch, năng suất ước đạt 80 tạ/ha, sản lượng 2.690 tấn; diện tích ngô 676,5ha, năng suất ước đạt 44 tạ/ha, sản lượng 2.976,6 tấn; diện tích lạc 59,7 ha, đạt 91,8% so với kế hoạch, năng suất bình quân 15 tạ/ha, sản lượng 89,6 tấn…

Đàn gia súc gia cầm cũng được chú trọng phát triển và mở rộng quy mô, hiện toàn xã có 2.567 con trâu, bò; 372 con dê; 1.700 con lợn…

Ngoài ra, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cũng có sự phát triển như: đồ mộc, đan lát dân dụng, sản xuất gạch bê tông, nấu rượu, làm đậu phụ, bánh cuốn…  cũng có sự phát triển. Hoạt động thương mại, dịch vụ được mở rộng, mang lại nhiều lợi nhuận, tổng giá trị 9 tháng năm 2017 ước đạt 45 tỷ đồng.

Nhờ thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật nuôi, chất lượng cuộc sống của người dân Phú Cường được nâng lên đáng kể. Nếu như năm 2011thu nhập bình quân chỉ đạt 8,5 triệu đồng/người thì đến năm 2016 đạt 18 triệu đồng/người. Con số này tuy còn khiêm tốn so với các địa phương khác  song là nỗ lực không nhỏ của chính quyền và nhân dân Phú Cường trong công tác xóa đói giảm nghèo, xét theo tiêu chí nghèo đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 51,1%.

“Trong thời gian tới, để hoàn thành thêm các tiêu chí XDNTM, Đảng bộ , chính quyền xã sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, huy động sức mạnh nội lực từ nhân dân. Tuy nhiên, xã mong nhận được sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước, sự quan tâm hơn nữa từ phía lãnh đạo các cấp, các dự án hỗ trợ, tài trợ để xã tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất”, ông Khải nói.

Theo: Kiều Thủy/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay28,721
  • Tháng hiện tại941,267
  • Tổng lượt truy cập93,318,931
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây