Học tập đạo đức HCM

Đổi thay trên vùng quê nghèo

Thứ hai - 06/07/2015 00:10
Về thăm miền quê Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay kỳ diệu nơi đây, dự án bò sữa TH true MILK đã biến vùng đất cằn khô thành điển hình về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

 

Nông dân làm chủ công nghệ cao

Sau 6 năm thực hiện đầu tư phát triển chăn nuôi bò trên vùng đất đỏ Phủ Quỳ, Dự án "Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp trên địa bàn Nghệ An" của TH true MILK đã nhanh chóng làm thay đổi hoàn toàn diện mạo lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên một vùng đất khô cằn sỏi đá trước đây. Đặc biệt đời sống người dân vùng dự án cũng như đời sống của người lao động ngày càng đổi thay từng ngày theo sự phát triển bền vững của dự án.

 

Doi thay tren vung que ngheo
Tại trang trại TH true MILK, việc thu hoạch ngô được thực hiện bằng hệ thống máy cắt hiện đại. C.T
Có mặt tại vùng dự án trong những ngày đầu tháng 5, chúng tôi ngỡ ngàng trước bức tranh miền quê đổi mới, những cánh đồng nguyên liệu xanh mướt ngút tầm mắt, như những tấm lụa khổng lồ đủ màu phủ lên hàng nghìn ha đất đỏ. Cao lương Mỹ, ngô, hoa hướng dương, cỏ Mombasa... xanh non mỡ màng thay thế cho những cam, mía, cao-su, cà-phê... kém hiệu quả kinh tế của các nông - lâm trường ngày trước. Những “cánh tay tưới” dài đến 500m chạy dọc theo các cánh đồng sẽ tưới được cả chục ngàn ha đồng ruộng, thay thế cho nông dân làm việc đổ mồ hôi trong cái nắng chang chang xứ Nghệ. Ở Nghĩa Đàn, có thể bắt gặp hình ảnh những người nông dân rất khác, không còn “chân lấm, tay bùn”, không còn “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, họ rất tự tin điều khiển những thiết bị công nghệ cao, thao tác thuần thục trong các dây chuyền sản xuất hiện đại.

 

Anh Hồ Sỹ Long (trú tại xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Đàn) - Đội trưởng đội nông nghiệp phụ trách cánh đồng 600ha ở Đông Hiếu vui mừng cho biết: “Sau một thời gian bỡ ngỡ với máy móc hiện đại trong sản xuất nông nghiệp, nay đội của tôi đã làm chủ được các thiết bị máy móc hiện đại nhất. Chỉ với 7 công nhân, chúng tôi quản lý trên 600ha đồng cỏ Mombasa và cao lương”.

Anh Hồ Sỹ Long càng khiến tôi kinh ngạc hơn khi bảo rằng, toàn bộ trang trại rộng cả chục ngàn ha đều được vận hành bằng máy móc. “Hiện nay bộ phận của chúng tôi hầu hết là kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học nên việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ rất thuận lợi. Hàng năm, chúng tôi được các chuyên gia nước ngoài đào tạo tay nghề định kỳ nên giờ đây việc điều khiển các thiết bị máy móc hiện đại này rất dễ dàng”.

Có mặt tại khu vắt sữa bò, chúng tôi tận mắt chứng kiến quy trình vắt sữa khép kín, vệ sinh sạch sẽ đến kinh ngạc. Những “cô” bò lững thững nối đuôi nhau từ khu chăn nuôi sang phòng vắt sữa trong tiếng nhạc du dương ngọt ngào. Đây là điều thú vị nhất ở khu vắt sữa, từ những chiếc loa hiện đại trên các cột sắt, phát ra tiếng nhạc cổ điển réo rắt, du dương. Những bản nhạc của Beethoven, Mozart khiến đàn bò có vẻ hưng phấn, thân thể đu đưa theo tiếng nhạc. Tại khu vực nhà chờ, sau khi được tắm sạch, sấy khô, những “cô” bò nối đuôi nhau đến bộ phận vắt sữa.

Đứng trước hệ thống máy móc hiện đại, anh Trần Ngọc Cường- Giám sát khu vắt sữa sạch của TH true MILK hồ hởi chia sẻ: “Tôi học đại học nông lâm, mới đầu vào làm cũng rất bỡ ngỡ với các máy móc thiết bị hiện đại ở đây. Nhưng khi được các chuyên gia đầu ngành của công ty chỉ bảo thì chúng tôi dần tiếp nhận và vận hành thuần thục các kỹ thuật công nghệ cao”. Nhờ có sự phát triển bền vững của công ty mà hiện nay đời sống của 37 cán bộ, công nhân khu vắt sữa ngày càng được cải thiện. “Tất cả chúng tôi là người dân địa phương. Tôi cũng đã cưới vợ, vợ tôi cũng là công nhân TH. Hiện nay cuộc sống của gia đình tôi ổn định, thu nhập đảm bảo cuộc sống, công việc và gia đình luôn là động lực để cho tôi phấn đấu làm việc...”- anh Cường cho biết thêm.

Đổi thay một vùng quê

Bà Lưu Thị Thu Hiền - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH cho biết: “Toàn thể cán bộ công nhân viên công ty có hơn 1.300 người thì có đến 90% là người dân địa phương. Chúng tôi nhận họ vào làm việc, tổ chức đào tạo và biến những người nông dân trước đây thành những người làm chủ máy móc công nghệ hiện đại”. Ngoài việc thu hút lao động địa phương, công ty còn chú trọng đến vấn đề an sinh xã hội. Trong gần 5 năm, công ty đã trích ngân sách hơn 22 tỷ đồng để xây dựng nhà tình nghĩa, hỗ trợ mỗi hộ nghèo trong vùng dự án 5 triệu đồng mua bò, cấp học bổng cho con em trong vùng dự án.

Từ khi dự án hoạt động đến nay, bộ mặt nông thôn mới nơi đây đã đổi thay từng ngày. Bà Nguyễn Thị Điểm (xóm Sơn Liên, xã Nghĩa Sơn) chia sẻ: “Có trang trại TH, nhiều gia đình đã khá giả và giàu lên trông thấy. Gia đình chúng tôi trước đây nhường đất cho TH, khi nhận được tiền đền bù, tôi có tiền xây dựng nhà mới và bắt đầu mở rộng kinh doanh. Các con tôi mở của hàng buôn bán, làm dịch vụ làm lốp ô tô cho TH”.

Khi nhắc đến Tập đoàn TH, anh Trần Quốc Huy ở xã Nghĩa Sơn hồ hởi: “Gia đình tôi đã có cuộc sống mới từ khi có sự xuất hiện của TH. Sau khi nhận được tiền đền bù của dự án TH, tôi đã mạnh dạn mua 3 chiếc xe ô tô để chở nguyên liệu, thức ăn cho trang trại TH. Hiện nay vợ chồng tôi thu nhập rất ổn định, mỗi tháng trừ chi phí, lãi ròng từ 15 -20 triệu đồng”.

Bà Nguyễn Thị Thành Vinh - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm: “Người dân phấn khởi”

Trước đây xã tôi nghèo đói lắm, toàn xã có hơn 50% dân số thuộc hộ nghèo. Nhưng từ năm 2009 đến nay bộ mặt xã đã đổi thay hoàn toàn, do xã nằm ở vùng dự án nên được Tập đoàn TH rất quan tâm, họ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà văn hóa cộng đồng, làm đường dân sinh cho xã. Hiện có gần 500 người dân của xã đang làm việc cho TH. 
Người dân xã Nghĩa Lâm cũng đang trồng ngô, trồng cỏ... bán cho Trang trại TH làm thức ăn cho bò sữa với giá cả ổn định, tạo thu nhập cao hơn nhiều. Các hộ nông dân ở đây rất phấn khởi khi họ đã thực sự trở thành một "mắt xích" trong chuỗi sản xuất khép kín của Trang trại TH. Điều quan trọng hơn cả là TH đã làm thay đổi nhận thức của người nông dân về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đình Thông - Cảnh Thắng
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm200
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,466
  • Tổng lượt truy cập90,252,859
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây