Theo đó, xây dựng hơn 600 công trình về cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông đi lại, nhu cầu dân sinh; hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động ở vùng biên giới; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt gần 100%, có hơn 93% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh; có 8/8 xã biên giới đạt được 11 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; kinh tế biên mậu ở vùng biên giới giữa Đồng Tháp và Campuchia phát triển khá, trong 6 tháng đầu năm 2017 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới 2 tỉnh Đồng Tháp – Prâyveng ước đạt hơn 45 triệu USD.
Thống kê sơ bộ, 3 năm qua tổng nguồn lực huy động vốn hơn 2.700 tỷ đồng đầu tư cho 8 xã biên giới. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trong 3 năm qua giảm được 4,6% (hiện còn hơn 14,8% hộ nghèo).
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các sở ngành liên quan và các địa phương vùng biên giới tiếp tục dồn sức phát triển kinh tế- xã hội ở 8 xã trên. Phấn đấu đến năm 2020 tất cả 8 xã biên giới đều hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới; hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng 6.000 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo hơn 1,5%/năm, nâng thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 49 triệu đồng/người/năm; tăng cường thu hút đầu tư vào các xã biên giới, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả nhằm nâng cao đời sống cho người dân; đồng thời giữ vững tình hình an ninh, quốc phòng tại 8 xã biên giới…
Theo: Nguyễn Thanh/sggp.org.vn