Học tập đạo đức HCM

Đồng Tháp: Tháp Mười chung sức xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 13/03/2017 03:21
Từ một huyện vùng sâu, với sự nỗ lực không ngừng, sự chung sức - đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, huyện Tháp Mười đang vươn mình đón tương lai mới.

Vùng sâu vươn mình

Có dịp về Tháp Mười ở thời điểm trước và sau khi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), chứng kiến bộ mặt nông thôn đang thay đổi từng ngày, cảm nhận sự đổi thay trong từng nếp nghĩ của người dân mới thấy hết sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tháp Mười trong suốt chặng đường vừa qua.

Về Tháp Mười hôm nay, hình ảnh những con đường quê liên xã, liên ấp lầy lội vào mùa mưa chỉ còn là miền kí ức, thay vào đó là những tuyến đường thẳng tắp được trải nhựa, đổ bê tông kiên cố, xe chở hàng hóa có thể lưu thông thuận tiện. 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Tháp Mười đã xây dựng trên 237km đường giao thông nông thôn; hơn 139 cây cầu bê tông được xây mới là những “cánh tay” kết nối những vùng sâu vùng xa với khu vực trung tâm huyện. Ngoài ra, hằng năm từ nguồn cấp bù thủy lợi phí, huyện Tháp Mười triển khai trên 200 công trình xây dựng đê bao, cống đập, đảm bảo phục vụ tốt cho việc sản xuất nông nghiệp của người dân. Hệ thống thủy lợi và các tuyến giao thông nội đồng hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân an tâm sản xuất. Đây cũng là nền tảng để Tháp Mười tạo được sức hút đối với các doanh nghiệp tìm đến địa phương đầu tư. Mô hình “Thắp sáng đường quê” cũng là một trong những mô hình hay được sự đánh giá cao của người dân địa phương. Qua 5 năm, trên 258km đường nông thôn có đèn điện thắp sáng, mang lại hiệu quả thiết thực đối với việc đảm bảo an ninh cũng như tạo vẻ mỹ quan cho các tuyến đường nông thôn.


Có hơn 90% số hộ ở huyện Tháp Mười được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia

Ông Nguyễn Việt Hùng ngụ ấp Mỹ Nam 1, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười bày tỏ: “Chưa bao giờ tôi thấy quê hương mình lại đổi thay nhiều đến như vậy, Nhà nước quan tâm và hỗ trợ rất nhiều để người dân có điều kiện phát triển. Điều tôi tâm đắc nhất khi địa phương thực hiện xây dựng NTM là Nhà nước để cho người dân đóng vai trò chủ thể, giúp người dân nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và nghĩa vụ của mình đối với quê hương cũng như tạo được sự gắn kết nghĩa tình chòm xóm”.

Bằng nhiều nguồn lực, từ năm 2011 - 2015, huyện Tháp Mười đã vận động, hỗ trợ xóa trên 1.592 căn nhà tạm cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, từ các mô hình thiết thực của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh đã giúp đỡ các hội viên khó khăn vươn lên phát triển kinh tế. Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao mức thu nhập của người dân ở nông thôn. Song song đó, công tác đào tạo nghề nông thôn được các ngành chức năng địa phương chú trọng phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức các lớp đào tạo nghề trên lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Qua đào tạo, trên 80% học viên có việc làm sau học nghề. Công tác giới thiệu, giải quyết việc làm được tập trung thực hiện. Trong năm 2016, huyện đã giới thiệu lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh 5.125 lao động, đạt 103% kế hoạch; lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đã xuất cảnh được 110/178 lao động, đạt 141%. Với những nỗ lực không ngừng, hộ nghèo của huyện hiện còn 6,55%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 22 triệu đồng (năm 2011) lên 39 triệu đồng (năm 2016). Huyện Tháp Mười trở thành một trong những huyện thị, thành phố thu nhập bình quân đầu người cao của tỉnh.

Xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu

Theo ông Đinh Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười, xây dựng NTM là một hành trình dài với nhiều khó khăn. Để giữ vững các tiêu chí đã đạt, địa phương phải chú trọng xây dựng NTM theo chiều sâu; tập trung nâng cao thu nhập người dân nông thôn trên cơ sở thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình đào tạo nghề, tạo việc làm, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. NTM sẽ không bền vững khi thu nhập người dân vẫn chưa được nâng cao.


Mô hình giảm giá thành trong sản xuất lúa giúp nông dân tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích

Xác định nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân vùng nông thôn là một trong những nhiệm vụ cốt lõi trong xây dựng NTM, thời gian qua huyện Tháp Mười đã cho ra đời nhiều mô hình mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân như: mô hình giảm giá thành trong sản xuất lúa; mô hình giảm lượng giống gieo sạ trong sản xuất lúa... đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất lúa cho người nông dân. Ngoài ra, một mô hình khai sinh từ huyện Tháp Mười đã giúp cho địa phương cũng như tỉnh giải quyết “bài toán khó” trong tái cơ cấu ngành hàng vịt là mô hình chăn nuôi vịt rọ lấy trứng. Khởi đầu từ một tổ hợp tác được thành lập đầu tiên ở xã Mỹ Hòa, mô hình này đang được triển khai và nhân rộng ở xã Mỹ Quý và thị trấn Mỹ An. Hiện tại, mô hình được thực hiện theo chuỗi liên kết khép kín.Qua đó, người nông dân đã có những chuyển biến lớn về tư duy, mô hình đã mang nông dân xích lại gần nhau, cùng nhau liên kết làm ăn với doanh nghiệp. Đây được xem là một trong những nền tảng giúp người nông dân tiến gần hơn với nền sản xuất hiện đại theo xu hướng của thế giới.


Sen là một trong những cây trồng thế mạnh của huyện Tháp Mười

Với những thành công trong giai đoạn vừa qua, giai đoạn 2016 - 2020 huyện Tháp Mười sẽ tiếp tục lấy lợi thế nông nghiệp đòn bẩy trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM kết hợp với thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, giai đoạn này huyện sẽ hướng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển nông nghiệp nhằm tăng giá trị cho nông sản. Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ tạo điều kiện, khuyến khích người dân đẩy mạnh đầu tư chế biến để chủ động hơn khâu tiêu thụ, cũng như tăng giá trị cho nông sản.

Chú trọng xây dựng NTM dần đi vào chiều sâu và phát triển bền vững, qua đó, phát huy hơn vai trò của người dân - những chủ thể trong xây dựng NTM, tin chắc với những nỗ lực không ngừng của địa phương, đích đến huyện NTM của huyện Tháp Mười sẽ không còn xa.

Kết thúc giai đoạn 1, bắt đầu cho giai đoạn mới 2016 - 2020, huyện Tháp Mười tiếp tục là địa phương nằm trong top dẫn đầu về số xã đạt chuẩn NTM của tỉnh Đồng Tháp. Hiện tại, huyện đã có 5/12 xã đạt 19/19 tiêu chí xã NTM gồm xã: Thanh Mỹ, Mỹ Đông, Đốc Binh Kiều, Trường Xuân và Mỹ Quý. Trong năm 2017, huyện tiếp tục đặt chỉ tiêu phấn đấu có thêm hai xã đạt chuẩn NTM là xã Phú Điền, Mỹ An và phấn đấu đến 2020 trở thành huyện NTM của tỉnh.

Theo Báo Đồng Tháp Online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập784
  • Hôm nay66,726
  • Tháng hiện tại802,836
  • Tổng lượt truy cập93,180,500
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây