Học tập đạo đức HCM

Dòng họ hiếu học bừng sáng quê nghèo

Thứ tư - 13/03/2013 05:15
Có một làng nhỏ nằm phía tả ngạn sông Thao, quanh năm người dân mưu sinh bằng nghề trồng lúa, ngô nhưng chuyện học chữ, lập thân của một dòng họ đã hun đúc thành truyền thống hiếu học của cả quê hương, làm rạng danh tiên tổ. Đó là dòng họ Cù (chi 2), ở xã Vĩnh Chân (Hạ Hòa - Phú Thọ).

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà truyền thống của dòng họ, ông Cù Ngọc Phách, 73 tuổi, Chủ tịch Chi hội Khuyến học 2 dòng họ Cù cho biết, dòng họ của ông có nguồn gốc từ miền Trung, nhiều người từng làm quan trong triều Nguyễn, trong đó có cụ Cù Phúc An làm tới chức quan lãnh binh. Nhưng rồi do hoàn cảnh, những người con của dòng họ Cù quyết định di dời đến xã Vĩnh Chân lập nghiệp. Tại đất này, ba đời đầu tiên, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên chuyện học của con cháu dường như chững lại, đến đời sau mới xuất hiện nhân tài. Có lúc, dòng họ Cù có tới 5 - 6 võ quan.


Đầu thế kỷ XX, toàn xã Vĩnh Chân có 5 thầy đồ dạy chữ Nho và họ đã giúp nhiều khóa sinh vượt qua thi hương, lọt vào kỳ thi hội, trong đó, dòng họ Cù đóng góp không ít. Đến năm 1945, dòng họ Cù có tới 6 thầy đồ.


Trải qua 15 đời kể từ khi di dời dòng họ, với biết bao thăng trầm, ngày nay, dòng họ Cù vẫn phát huy tốt truyền thống hiếu học. Qua những dịp giỗ tổ hay họp họ, dòng họ Cù luôn đặt vấn đề học hành lên hàng đầu. Theo đó, năm 2000, dòng họ đã thành lập Chi hội Khuyến học 2 dòng họ Cù. Người có công khởi xướng phong trào này là ông Cù Văn Quế, nguyên Trưởng phòng Hành chính, lưu trữ (Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phú - cũ).


Ông Cù Văn Hùng, Phó chủ tịch Chi hội Khuyến học 2 lần lượt giở bảng danh sách được ghi chép cẩn thận trong khổ giấy to, trong đó là tên các cháu học sinh mang họ Cù có thành tích cao trong học tập. Tuy nét mực đã nhòe theo thời gian nhưng sự tỉ mỉ, chính xác tới từng cái tên, ngày sinh… đã cho chúng tôi biết sự quan tâm đặc biệt của họ Cù với công tác khuyến học. Ông Hùng cho biết, cứ vào dịp giỗ tổ, Tết Trung thu, đầu năm học, dòng họ lại tổ chức trao thưởng cho các cháu đỗ đạt cao. Các cháu được đứng trước bàn thờ tổ để vinh danh, thể hiện lòng tự hào trước tổ tiên và phát huy ý thức hiếu học của mình.


Theo ông Phách, đến nay, dòng họ Cù đã có gần 200 người tốt nghiệp đại học, trong đó có 15 tiến sỹ, 3 giáo sư và phó giáo sư, 1 nhà giáo nhân dân, 3 nhà giáo ưu tú, gần 40 đảng viên từ 40-60 tuổi Đảng. Có thể kể đến những tấm gương tiêu biểu như bà Cù Thị Hậu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Anh hùng Lao động, đại biểu Quốc hội, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện là Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam; ông Cù Văn Chước, chuyên viên cao cấp, người trực tiếp phục vụ Bác Hồ trong suốt 15 năm; bà Cù Thị Hợp, nhà giáo nhân dân, nguyên Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phú (cũ). Ngoài ra, trong dòng họ còn có 3 tỉnh ủy viên, 9 chánh - phó giám đốc sở, 10 chủ tịch - phó chủ tịch UBND quận, huyện, 9 đại tá quân đội…


Ông Phách cho biết, trong 11 năm thực hiện công tác khuyến học, cả dòng họ đã đóng góp hơn 100 triệu đồng vào quỹ khen thưởng, đã chi thưởng 75 triệu đồng cho 168 cháu đỗ đại học và 57 cháu học sinh giỏi các cấp. Năm học 2011-2012, dòng họ có 9 cháu đoạt danh hiệu học sinh giỏi, trong đó có 2 giải nhất cấp tỉnh, 4 giải nhì, 3 giải ba.


Với những thành tích đạt được trong công tác khuyến học khuyến tài, dòng họ Cù chi 2 ở Vĩnh Chân liên tục nhận những phần thưởng cao quý như Bảng vàng khuyến học do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam trao tặng; Bảng vàng của Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ... Nhưng có lẽ, phần thưởng cao quý hơn cả chính là sự thành đạt của những người con, người cháu, sự đóng góp của họ đối với làng quê, với mọi miền đất nước, như lời khẳng định của ông Cù Ngọc Phách: “Những người con của dòng họ Cù hôm nay đã và đang trở về giúp đỡ và làm giàu cho quê hương, cũng như ở mọi miền đất nước”.

Nguyễn Thế Lượng (kinhtenongthon.com.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập315
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại231,223
  • Tổng lượt truy cập85,138,259
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây