Học tập đạo đức HCM

Đồng thuận - động lực dẫn tới thành công ở Thường Tín

Thứ năm - 18/04/2013 23:20
Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT), chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở từng xã, đồng thời huy động các nguồn lực để xây dựng hạ tầng cơ sở… là mục tiêu mà huyện Thường Tín hướng tới, nhằm nâng cao đời sống cho nông dân, hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM).

 
Xã Nhị Khê được huyện Thường Tín xây dựng điểm nông thôn mới. Ảnh: Linh Ngọc
Xã Nhị Khê được huyện Thường Tín xây dựng điểm nông thôn mới. Ảnh: Linh Ngọc


Là huyện có nhiều làng nghề, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, nhưng Thường Tín luôn xác định, phát triển nông nghiệp là gốc rễ để giữ gìn văn hóa làng xã, ổn định đời sống nhân dân và an ninh chính trị địa phương. Mặc dù những năm gần đây đất nông nghiệp của huyện ngày một giảm, song giá trị sản xuất nông nghiệp lại tăng so với trước đây. Thực hiện chương trình dồn điền, đổi thửa của thành phố, năm 2012, huyện Thường Tín đã triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ ở các xã, thị trấn trên địa bàn. Đến nay, huyện đã phê duyệt phương án DĐĐT của 19/29 xã, thị trấn; 10 xã còn lại đang tiếp tục hoàn thiện phương án dồn ô đổi thửa trình UBND huyện phê duyệt. Huyện đã dồn đổi được 1.936,82ha; trong đó diện tích cho các hộ có 1-2 thửa là 1.653,2ha, còn lại là các hộ có 3 thửa. Trong quá trình thực hiện DĐĐT, huyện đã mở rộng 919.382m2 giao thông, thủy lợi, nhân dân đã hiến trên 480.767m2 đất.

Sau khi dồn ô thửa, huyện đã xây dựng những vùng sản xuất chuyên canh, nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một héc ta đất canh tác. Huyện quy hoạch được 3 vùng chuyên canh, đó là: chuyển đổi 1.200ha đất ở vùng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại VAC, kết hợp với trồng cây vụ đông; quy hoạch 800ha vùng trồng lúa chất lượng cao và khoảng 400ha chuyên trồng các loại cây rau màu vùng bãi. Huyện cũng đang xây dựng vùng thủy sản tại xã Nghiêm Xuyên, Văn Phú, Lê Lợi; xây dựng vùng rau an toàn tại xã Tân Minh, Thư Phú, Hà Hồi; vùng hoa, cây cảnh tại Vân Tảo, Hồng Vân… 

Chủ tịch UBND xã Nghiêm Xuyên Hoàng Văn Thanh cho biết, xã đang xây dựng vùng chăn nuôi thủy sản và mô hình trang trại VAC tại các khu ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả. Với 45ha đất, xã đã chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, nên nông dân phấn khởi mong muốn thành phố, huyện hỗ trợ kinh phí giúp bà con tiếp tục chuyển đổi để nâng cao giá trị sản xuất. Vùng rau màu tại xã Tân Minh cũng cho hiệu quả không kém. Tân Minh đã quy hoạch trên 100ha từ vùng đất cao sang gieo trồng các loại cây gia vị như: húng láng, mùi, tía tô, rau ngót, kinh giới… Đặc biệt, nông dân nơi đây còn thực hiện luân canh, gối vụ sản xuất những loại rau trái vụ cung cấp cho thị trường, góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập, với hiệu quả vài trăm triệu đồng/ha.

Cùng với việc triển khai xây dựng những vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung, Thường Tín đang dồn lực hoàn thành chương trình xây dựng NTM. Đối với xã điểm Nhị Khê, ban đầu mới đạt 4 tiêu chí, nay đã đạt và cơ bản đạt 15 tiêu chí. Công tác xây dựng NTM ở 3 xã điểm của huyện, bước đầu cho kết quả tốt: xã Duyên Thái, Vạn Điểm đã đạt 10 tiêu chí; xã Liên Phương đạt 11 tiêu chí. 24 xã còn lại đã được huyện phê duyệt đề án. Theo rà soát, huyện có 1 xã đạt dưới 6 tiêu chí (xã Thư Phú), 3 xã đạt 10-13 tiêu chí, 20 xã đạt 6-9 tiêu chí.

Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Uông Đức Ngọc cho rằng, động lực lớn nhất và cũng là thế mạnh của Thường Tín trong xây dựng NTM là sự đồng thuận, tham gia đóng góp sức người, sức của của nhân dân, đoàn thể và doanh nghiệp trên địa bàn. Sau khi các xã phát động phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM, hầu hết các xã đã nhận được sự hưởng ứng và đóng góp rất lớn từ cộng đồng. Nhân dân thôn Văn Xá, xã Nhị Khê đã hiến 600m2 đất để mở rộng giao thông nội đồng từ 2,5m lên 3,5m, tạo điều kiện thuận lợi cho máy làm đất, máy gặt… xuống ruộng, phát triển sản xuất. Cụm dân cư Quán Gánh còn thống nhất đóng góp mỗi khẩu 700.000 đồng làm đường bê tông thôn, xóm. Xã Hồng Vân cũng phối hợp với Lữ đoàn 239 huy động 560 ngày công lao động; 236 giờ máy xúc, ủi làm hơn 1.320m giao thông nội đồng… Xã Vạn Điểm huy động doanh nghiệp ủng hộ xây dựng tuyến đường giao thông nông thôn, với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng; xã Minh Cường huy động hơn 1,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, xã hội và hơn 800 triệu đồng xây dựng đường liên thôn, xóm…
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập197
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,491
  • Tổng lượt truy cập90,258,884
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây