Học tập đạo đức HCM

Dự án 600 trí thức trẻ về làm phó chủ tịch xã: Cần giải được bài toán đầu ra

Thứ tư - 30/08/2017 00:22
- Khó khăn hiện nay của các địa phương là bố trí “chỗ ngồi” cho các cán bộ Dự án 600 khi khung định biên của xã cơ bản đã đầy đủ.
Nhiều băn khoăn về “đầu ra” dự án 600 trí thức trẻ
Từ tháng 04/2011, Bộ Nội vụ triển khai Dự án thí điểm đưa 600 tri thức trẻ, có trình độ đại học về làm Phó Chủ tịch UBND các xã đặc biệt khó khăn ở 64 huyện nghèo trong cả nước. Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho cấp ủy, chính quyền cơ sở các huyện nghèo triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.
Sau 5 năm thực hiện, dự án đã đào tạo, bổ sung một đội ngũ cán bộ trẻ cho cơ sở và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các xã nghèo.
Kết quả rõ nhất của dự án là trong suốt 5 năm thực hiện nhiệm vụ, các đội viên trí thức trẻ không ngại khó, ngại khổ để đến với đồng bào nghèo; giữ gìn đoàn kết nội bộ; có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công việc.
Qua đánh giá của nhiều địa phương, hơn 97% đội viên hoàn thành nhiệm vụ trở lên, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng của các xã.
Tuy nhiên, do sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các ngành và địa phương nên hiệu quả đưa lại chưa được như mong muốn.
Chia sẻ những khó khăn với các địa phương,trước đó, ông Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Công tác thanh niên (Bộ Nội vụ), Giám đốc Ban Quản lý Dự án 600 khẳng định, địa phương có trách nhiệm, quyền hạn bố trí, sắp xếp công việc cho số trí thức trẻ này khi dự án kết thúc.
 Khó khăn hiện nay của các địa phương là bố trí “chỗ ngồi” cho các cán bộ Dự án 600 khi khung định biên của xã cơ bản đã đầy đủ.
Về vấn đề “đầu ra” của các trí thức trẻ Dự án 600, Vụ trưởng Công tác thanh niên (Bộ Nội vụ) Vũ Đăng Minh khẳng định: Nguyên tắc, khi kết thúc dự án, những cán bộ từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên đều được bố trí công việc phù hợp với trình độ, phẩm chất và năng lực.
Những trí thức trẻ không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị buộc thôi việc theo Luật Cán bộ, công chức, vì họ đều thuộc biên chế nhà nước, vì vậy, sẽ điều chỉnh theo Luật Cán bộ, công chức.
Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND, phó chủ tịch UBND không nhất thiết phải là đại biểu HĐND hoặc phải cơ cấu vào cấp ủy. Trong kỳ đại hội đảng vừa qua, các phó chủ tịch UBND xã không trúng vào ban chấp hành đảng bộ xã không có nghĩa là sẽ không có “đầu ra” sau này.
Các tỉnh chưa sử dụng hết số biên chế được giao có trách nhiệm phân bổ chỉ tiêu này cho các huyện nghèo để sắp xếp, bố trí công việc cho các trí thức trẻ. Đối với các tỉnh đã sử dụng hết số biên chế được giao, trong quá trình tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nếu tinh giản hai người thì được bổ sung một người là trí thức trẻ thuộc diện thí điểm.
Sau khi thực hiện theo phương án nêu trên mà vẫn còn có thể bố trí được thì báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh bổ sung biên chế trong tổng biên chế nhà nước cho các huyện nghèo của 20 tỉnh thực hiện dự án, bảo đảm bố trí công tác cho họ sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Trước những băn khoăn về “đầu ra” của dự án, ngày 29/4/2016, Bộ Chính trị có ý kiến về việc tiếp tục thực hiện Dự án thí điểm, tuyển chọn 600 Trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó chủ tịch UBND xã của 64 huyện nghèo.
Theo đó, ở những xã thực hiện thí điểm tiếp tục được bố trí hai phó chủ tịch xã, trong đó có một người là trí thức trẻ được tăng cường. Việc bố trí, sử dụng trí thức trẻ trong và sau khi kết thúc thời gian thí điểm sẽ do thường vụ tỉnh ủy chỉ đạo ban cán sự đảng ủy nhân dân tỉnh đang thực hiện thí điểm, có trách nhiệm bố trí hợp lý...
Bộ Nội vụ cùng Bộ Tài chính tính toán bố trí hơn 30,06 tỷ trả lương cho các đội viên đến hết tháng 12/2017. Trường hợp nào vào biên chế địa phương rồi thì hưởng theo suất của địa phương.
Vì vậy, cả 148 đội viên đang chờ bổ sung biên chế vẫn đang làm việc trên cương vị Phó chủ tịch xã và vẫn đảm bảo hưởng lương bình thường. 
Chỉ đến hết năm 2017, sang 2018 những người chưa được bố trí thì mới không được trả lương.

Anh Đinh Thế Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La) hướng dẫn người dân trồng và thu hoạch chè. Ảnh: Xuân Tùng/ Nhandan.com
Ưu tiên biên chế cho số trí thức trẻ của dự án
 Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị tổng kết Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 64 huyện nghèo trong cả nước, ngày 29/8.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, Dự án này đã tạo ra cơ hội để trí thức trẻ có môi trường rèn luyện, trải nghiệm, phấn đấu và trưởng thành, góp phần trẻ hoá và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, hình thành đội ngũ trẻ năng động, sáng tạo, gương mẫu, chủ động, tích cực, trăn trở cùng cấp uỷ, chính quyền cơ sở trong việc thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém như nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của trí thức trẻ, chưa quan tâm đúng mức, tạo điều kiện cho trí thức trẻ thực hiện nhiệm vụ, chưa coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, tạo nguồn cán bộ lâu dài cho địa phương, chưa tin tưởng mạnh dạn giao việc và bố trí họ vào các chức danh lãnh đạo, quản lý.
Hiện còn gần 40% trí thức trẻ dự án bố trí làm công chức chuyên môn cấp xã, một số trí thức trẻ chưa thực sự chủ động trong việc tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền, thiếu kinh nghiệm trong xử lý công việc, chưa mạnh dạn, thẳng thắn góp ý trong hoạt động của UBND xã và cũng có 2 trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ.
Đến nay, việc thực hiện dự án đã kết thúc, để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, Bộ Nội vụ cần có đánh giá và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tới đây.
Theo đó, việc bố trí cán bộ trí thức trẻ phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn địa phương. Mỗi địa phương khác nhau có đặc điểm riêng như thế mạnh, tiềm năng, khó khăn khác nhau, nên có kế hoạch phát triển khác nhau và cán bộ khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Tới đây, dự án kết thúc, nhưng các địa phương cần tiếp tục có chính sách thu hút trí thức trẻ về cống hiến.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị các địa phương phải tạo nguồn cán bộ thật tốt. Đó phải là trí thức trẻ có tâm huyết, nhiệt tình cống hiến, hoài bão, hăng hái thực hiện lý tưởng, chứ không phải chỉ là những người hết nhiệm vụ rồi đi.
“Trí thức trẻ cần tự tin để làm việc, lãnh đạo cần tin tưởng để giao nhiệm vụ, quá trình làm việc sẽ từng bước rèn luyện, rút kinh nghiệm từ thực tiễn thì sẽ trở thành cán bộ tốt, cán bộ giỏi”, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.
Phó Thủ tướng cho rằng, khi lựa chọn cán bộ rồi thì cần bồi dưỡng, trang bị kỹ năng về điều hành cuộc họp, dân vận, tiếp cận bà con, kiến thức về kinh tế-xã hội, văn hoá phong tục cần thiết để trí thức trẻ có thể phát huy được trong môi trường công tác, hoà nhập tốt với địa phương, cộng đồng dân cư, hiểu biết thấu đáo các vấn đề của địa phương để tham mưu, điều hành công việc ở địa phương.
Bộ Nội vụ cần giao cho Học viện Hành chính Quốc gia nghiên cứu chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ trí thức trẻ làm việc tại các địa phương sao cho sát thực tế cuộc sống để phát huy tốt nhất khi về cơ sở. Các sáng kiến của trí thức trẻ phải được trân trọng, tổ chức thực hiện nếu có tính khả thi trong cuộc sống.
Lãnh đạo các địa phương cần tin tưởng, bố trí công việc, theo dõi kèm cặp, mạnh dạn đề bạt, bổ nhiệm để các trí thức trẻ giải được bài toán đầu ra cho các trí thức trẻ, nhất là 148 trí thức trẻ hiện nay chưa được bố trí biên chế công chức.
Hiện nay đã có Thông báo số 06 của Bộ Chính trị nêu rõ: Ưu tiên biên chế cho số trí thức trẻ này, nếu hết thì giải quyết theo công thức “hai người ra, một người vào” biên chế như quy định. Nếu vẫn không còn biên chế thì tỉnh cần đề xuất để Trung ương xem xét, giải quyết.
Giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, trình Chính phủ xem xét, ban hành chính sách thu hút trí thức trẻ về công tác tại các vùng khó khăn để bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ lâu dài cho cơ sở, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu đổi mới, đột phá trong công tác cán bộ./.
http://kinhtevadubao.vn
An Nhi
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập471
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm470
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại846,490
  • Tổng lượt truy cập93,224,154
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây