Học tập đạo đức HCM

Đường đến OCOP

Thứ sáu - 22/06/2018 07:34
Đã có địa phương thực hiện OCOP thành công. Chính phủ muốn nhân ra diện rộng mô hình này với mục đích cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Tuy nhiên, đường đến OCOP không không hề đơn giản.

OCOP là mô hình được học tập từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm của của Nhật Bản” (tiếng Anh là One commune, one product). Thực chất chương trình này là giải pháp để phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thống văn hóa, danh thắng các địa phương vốn dĩ là những tiềm năng lợi thế của các vùng miền chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn.

Từ Quảng Ninh vươn ra cả nước

Ở Việt Nam, Quảng Ninh được biết đến là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) một cách bài bản, có hệ thống từ năm 2013.

Sau hơn 4 năm triển khai, OCOP đã khẳng định là hướng đi sáng tạo của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với phát huy những lợi thế, thế mạnh của địa phương.

OCOP đã đưa nông dân chủ động hội nhập và tiếp cận kinh tế thị trường, góp phần hiện thực hóa Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Từ chương trình OCOP, đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh đã có 129 tổ chức kinh tế (30 doanh nghiệp, 40 HTX, 59 hộ sản xuất), đang sản xuất 291 sản phẩm, trong đó đã có 85 sản phẩm được đánh giá xếp hạng đạt từ 3 – 5 sao.

Riêng trong năm 2017, chương trình đã phát triển mới 16 tổ chức kinh tế và 61 sản phẩm OCOP đăng ký mới. Mạng lưới phân phối, bán lẻ sản phẩm OCOP trong tỉnh đã phát triển lên 32 trung tâm, điểm bán hàng.

Từ sự thành công của Quảng Ninh, từ hiệu quả mà OCOP mang lại, ngày 7/5/2018, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ – Trưởng ban chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia – đã ký Quyết định 490/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020”, thực hiện trên phạm vi cả nước. Theo Quyết định này, Chính phủ dự kiến phân bổ kinh phí 45.000 tỷ đồng để thực hiện.

Mục tiêu tổng quát của OCOP ở Việt Nam là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, DNNVV) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

OCOP-7620-1529603892.jpg

Hiệu quả từ OCOP mang lại rất lớn

Thách thức không nhỏ

Nhìn từ Quảng Ninh, phải thấy rằng hiệu quả từ OCOP mang lại rất lớn. Tuy nhiên, đường đến OCOP không hề “xuôi chèo mát mái” mà đang có cả “núi việc phải làm”. Trong đó, điều đáng lo ngại nhất là cách thức, tư tưởng làm nông nghiệp của người dân.

Trong cuộc họp triển khai thực hiện OCOP, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cho biết: Hà Tĩnh có nhiều sản phẩm truyền thống đã được thị trường ghi nhận; số lượng doanh nghiệp, THT, HTX tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh khá lớn, toàn tỉnh thành lập được trên 14.000 mô hình cho hiệu quả cao; 300 sản phẩm có nhãn mác đưa ra thị trường…

Tuy nhiên, theo ông Sơn, có rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện OCOP. Khó khăn lớn nhất hiện nay và đang là rào cản đầu tiên trong hành trình đến OCOP chính là tập quán sản xuất nhỏ lẻ của người dân.

Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận thị trường của không chỉ nông dân mà của cả cấp chính quyền còn hạn chế, chuỗi liên kết sản xuất còn khó khăn… Thứ nữa, chưa chú trọng tuyên truyền, tập huấn của những người thực hiện OCOP để người dân hiểu.

Hiện, toàn tỉnh Thanh Hóa có 25 nghề truyền thống, 155 làng nghề, thu hút khoảng 38.700 lao động. Trong định hướng OCOP, Thanh Hóa sẽ triển khai thực hiện tại 577 xã khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh; đồng thời khuyến khích mở rộng sang khu vực đô thị.

Trước mắt tập trung vào 6 nhóm sản phẩm, gồm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm – nội thất – trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn – bán hàng.

Nhưng khó khăn hiện nay mà tỉnh đang vấp phải chính là phần lớn các sản phẩm sản xuất ra còn hạn chế về ý tưởng, tổ chức sản xuất, kiểm soát chất lượng, marketing… dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, chưa kể tư tưởng sản xuất nhỏ lẻ, thiếu kiến thức thị trường…

Thực tiễn đã chứng minh rằng không chỉ riêng tư tưởng, nhận thức về nền sản xuất nông nghiệp của người dân còn nhiều bất cập, mà ngay chính trong nội tại nền sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay cũng đang có quá nhiều vấn đề phải tháo gỡ trên hành trình đến OCOP.

Đó chính là quy hoạch và dự báo quy hoạch chưa tốt, tổ chức thực hiện quy hoạch còn hạn chế, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đảm bảo, tổ chức sản xuất còn bất cập, chế biến phát triển chậm, quản lý nhà nước chưa đáp ứng thực tiễn sản xuất nông nghiệp.

Quyết tâm sẽ làm được

Các địa phương cũng lo ngại việc nhận thức của cấp ủy, chính quyền một số cơ sở chưa tích cực, ảnh hưởng đến chương trình; lúng túng trong việc lựa chọn sản phẩm cụ thể để đăng ký triển khai; chính sách hỗ trợ của chương trình…

Nhìn từ sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước khi ban hành riêng một Quyết định phê duyệt thực hiện OCOP “ngốn” chừng 45.000 tỷ đồng… cũng đã đủ để thấy OCOP có hành lang pháp lý rộng.

Tính đến hết tháng 4/2018, 60/63 tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng khung chương trình OCOP cấp tỉnh. Trong đó, 30 tỉnh, thành phố đã lập xong đề án; 28 tỉnh, thành phố đang lập và lấy ý kiến của các đơn vị liên quan. Khi đề án quốc gia được phê duyệt sẽ làm căn cứ phê duyệt đề án riêng cấp tỉnh.

Rút kinh nghiệm từ Quảng Ninh, từ đề xuất, kiến nghị của các địa phương, OCOP sẽ phải xây dựng hệ thống quản lý, điều hành đồng bộ từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã); ban hành Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm; ban hành và áp dụng chính sách đồng bộ để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP trên phạm vi cả nước.

Trong phiên họp triển khai Quyết định 490 của Thủ tướng Chính phủ về OCOP ngày 17/5/2018, Bộ NN&PTNT đã nhấn mạnh tầm quan trọng của OCOP là một nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Đại diện Bộ NN&PTNT cho rằng: nếu các cấp chính quyền cùng vào cuộc với quyết tâm cao thì chắc chắn OCOP sẽ thành công, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn sẽ có diện mạo hoàn toàn mới.

Thanh Nguyễn/http://thoibaokinhdoanh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại835,265
  • Tổng lượt truy cập92,008,994
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây