Học tập đạo đức HCM

Đường đi của một doanh nghiệp KHCN

Thứ năm - 30/01/2014 01:57
Không chỉ thương mại hóa đơn thuần, nổi tiếng với bộ giống ngô lai nội, Cty TNHH Nhà nước một thành viên Tư vấn & Đầu tư Phát triển ngô còn xác định hướng đi để thành một doanh nghiệp KHCN.


Từ ngày thành lập (02/6/2005) Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Tư vấn và Đầu tư & Phát triển ngô đã sử dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu ngô để đưa vào SXKD. Công ty được ví như cánh tay nối dài của Viện trong việc giới thiệu các giống ngô mới ra thị trường, dần dần định hình nên bộ sản phẩm ngô lai danh tiếng, quen thuộc với nhiều bà con nông dân như LVN10, LVN99, LVN9, LVN4, LVN61, VN8960...


Thua về độ “chịu chi” hay những mánh lới thương trường so với các đối thủ quốc tế sừng sỏ khác, Cty chỉ có một yếu tố duy nhất để cạnh tranh đó là chất lượng tốt và giá cả bao giờ cũng mềm nhất.

Với nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám cao gồm 1 tiến sỹ, 4 thạc sỹ, 25 đại học, không chỉ SXKD theo nhiệm vụ được giao, từ năm 2012 đơn vị đã bắt đầu tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học như: Chủ trì dự án: “Phát triển giống ngô lai LVN111 và LVN102 cho các vùng SX ngô hàng hóa chủ lực trong nước” thuộc Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ SX các sản phẩm chủ lực, mã số KC.06/11-15” đã được Bộ KH-CN phê duyệt tháng 10/2012, triển khai từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2015.

Tiếp bước các “đàn anh” đã quen thuộc với nông dân Việt Nam như LVN10, LVN99, LVN4… Hai giống ngô mới LVN102 và LVN111 là sản phẩm chiến lược thuộc thế hệ thứ hai của Cty được xác định sẽ tiên phong mở lối đi mới bởi chúng có nhiều ưu việt cả về năng suất, chất lượng hạt, màu sắc đẹp và nhất là độ thích ứng rộng, chọn lọc để hợp cho nhiều vùng sinh thái.

Thực tế làm mô hình so sánh trên đồng ruộng tại nhiều địa phương như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, lấy chính đối chứng là những giống ngô danh tiếng của nước ngoài, bộ đôi LVN102 và LVN111 đều chứng tỏ sự vượt trội rất đáng kể.

Cùng chân đất, cùng lứa trồng, cùng cung cách chăm sóc như nhau nhưng ngô lai nội thế hệ thứ hai đã giúp tăng năng suất thêm từ 40 - 60 kg/sào, thêm mức lãi cao hơn 300.000 - 400.000 đ/sào so với đối chứng (tương đương năng suất tăng thêm được hơn 1 tấn/ha, hiệu quả kinh tế tăng thêm được khoảng 8-10 triệu đ/ha).

Những kết quả đó vô cùng ấn tượng đối với bà con nông dân, nhất là khi giá bán của giống nội luôn luôn thấp hơn giống ngoại từ 20 - 40%. Điều đó chứng tỏ một điều rằng giá trị chất xám nội của các nhà khoa học Việt cũng chẳng hề kém cạnh chất xám ngoại nếu có cơ chế và biết cách khai thác, trọng dụng nhân tài.

Ngoài việc tung ra bộ giống lai thế hệ thứ hai vào SX, Cty TNHH Nhà nước một thành viên Tư vấn & Đầu tư phát triển ngô còn tham gia phối hợp thực hiện dự án SX thử hạt giống ngô lai LVN66 cho Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ;

Trực tiếp thực hiện đề tài nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh cho một số giống ngô năng suất 10 - 12 tấn/ha tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên;

Phối hợp với các viện nghiên cứu trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam từ Bắc chí Nam và một số doanh nghiệp khoa học khác để hoàn thiện và bổ sung vào bộ sản phẩm kinh doanh những giống ngô lai nội ưu tú cũng như các phương pháp canh tác ngô năng suất, hiệu quả, thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong mấy năm gần đây ở lĩnh vực kinh doanh giống người ta chứng khiến sự phá sản, giải thể hàng loạt những công ty có tiếng tăm lừng lẫy một thời. Các đơn vị trụ lại được trong cuộc chiến thương trường tàn khốc này đều không chỉ SXKD thuần túy mà bắt buộc phải có những sản phẩm độc quyền, sản phẩm chiến lược có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao.

Xác định được hướng đi đó, mới đây Cty đã chính thức mua bản quyền sở hữu giống ngô lai LVN61 với giá cao kỷ lục: 6,8 tỷ đồng. LVN61 là một giống có nhiều ưu thế đã chiếm cảm tình của Ban giám khảo khi đạt giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần thứ nhất năm 2012 một cách thuyết phục. LVN61 sẽ bổ sung vào cơ cấu giống ngô lai nội thêm phong phú, chất lượng để có thể đương đầu với tất cả những giống ngô lai tiên tiến nhất của nước ngoài.

 

Cty TNHH Nhà nước một thành viên Tư vấn & Đầu tư phát triển ngô được trao Bằng chứng nhận và Kỷ niệm chương của chương trình "Vinh danh Doanh nhân - Doanh nghiệp Việt Nam vì sự phát triển Nông nghiệp bền vững" tháng 12/2013.

Bền bỉ làm bạn với nhà nông, từ các bản làng xa xôi Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên đến các thôn xóm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, ước tính năm 2013, Cty Tư vấn & Đầu tư phát triển ngô đã tiêu thụ trên 2.000 tấn giống các loại, đạt doanh thu xấp xỉ 100 tỷ, lợi nhuận trước thuế khoảng 18 tỷ, vượt xa kết quả của năm trước. Đây được đánh giá là thành công của quá trình chuẩn bị lâu dài cả về lượng lẫn chất của những năm trước cộng dồn.

Cột mốc mà Cty đặt ra trong năm 2014 sẽ là cổ phấn hóa, là cởi trói khỏi “tấm áo” hẹp đang khoác lên mình: Cty TNHH Nhà nước một thành viên. Mặc “tấm áo” này mọi hoạt động của công ty phải theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng mặt khác lại trực thuộc đơn vị sự nghiệp khoa học với cơ chế quản lý chịu sự chi phối bởi các chính sách quản lý tài sản, nguồn vốn của nhà nước.

Cơ chế này đã làm giảm tính năng động của đơn vị trước sự biến đổi hàng ngày của thị trường, hạn chế hiệu quả trong một môi trường cạnh tranh không chấp nhận những cái cũ kỹ, lạc hậu. Chính vì lẽ đó, quyết tâm cao nhất của toàn thể đơn vị từ lãnh đạo đến nhân viên là phải cổ phần hóa thành công.

Hiện Cty đang trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN-PTNT xin cổ phần hóa theo cơ chế đặc thù nhằm vừa đảm bảo quyền lợi cho các nhà khoa học, cán bộ nhân viên Viện Nghiên cứu ngô vừa thích ứng với thực tiễn của đời sống. Đây được đánh giá là bước đi dũng cảm, mang tính bước ngoặt, tiên phong bởi Cty là doanh nghiệp đầu tiên trực thuộc viện nghiên cứu tiến hành cổ phần hóa, dám vứt bỏ cái “phao” nhà nước để tự bơi với thực lực của chính mình...

 

Các giải thưởng danh giá đối với các giống ngô đang kinh doanh:

- Giống ngô VN8960 được Bộ NN-PTNT tặng cúp vàng Nông nghiệp năm 2009.

- Giống ngô LVN61 được Bộ NN-PTNT tặng giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần thứ nhất năm 2012

Nguồn nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập484
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại843,056
  • Tổng lượt truy cập92,016,785
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây