Là xã đồng bằng thuộc vùng Đông của huyện Duy Xuyên, Duy Phước may mắn có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy khá thuận lợi, đất sản xuất nông nghiệp rộng, được phù sa bù đắp hàng năm nên có độ phì cao. Đây chính là cơ hội để xã phát triển các mô hình kinh tế mới, cho hiệu quả kinh tế cao, đóng góp quan trọng vào công cuộc XDNTM.
Ông Nguyễn Thận, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Ngay từ khi mới triển khai chương trình, xã đã phát động phong trào thi đua chung tay XDNTM vào ngày 16/8/2011, với gần 1.000 người tham dự; đồng thời kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức nhiều đợt tuyên truyền vận động với nhiều hình thức phong phú. Ban quản lý XDNTM xã xây dựng 9 bảng pano công bố quy hoạch, tổ chức in và phát hành 3.300 tờ rơi về thông tin các nội dung quy hoạch XDNTM phát đến từng hộ gia đình. Ngoài ra, xã còn tổ chức 29 lớp tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức với 4.661 lượt người tham dự.
Trong XDNTM, nâng cao thu nhập cho người dân là một tiêu chí khó. Để thực hiện thành công tiêu chí này, lãnh đạo xã ưu tiên cho công tác phát triển sản xuất, du nhập ngành nghề mới. Theo đó, Duy Phước đã sử dụng có hiệu quả việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Đến nay, xã có 26 máy cày làm đất 4 bánh, 15 máy gặt đập liên hợp, góp phần nâng tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu thu hoạch bằng máy đạt 80% diện tích. Đã hình thành 4 tổ phun thuốc bảo vệ thực vật ở địa bàn thôn. Xã cũng tiếp tục tháo gỡ khó khăn để Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hoạt động hiệu quả. Hợp tác xã DVSXKDTH Duy Phước hoạt động kinh doanh có hiệu quả, doanh thu lợi nhuận tăng đều qua từng năm (năm 2012 doanh thu 5.297 triệu đồng, lợi nhuận 13,485 triệu đồng; năm 2013 doanh thu 6.199 triệu đồng, lợi nhuận 30,059 triệu đồng; năm 2014 doanh thu 7.125,1 triệu đồng, lợi nhuận 35,903 triệu đồng).
Nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ cũng phát triển mạnh. Duy Phước hiện có 12 doanh nghiệp tư nhân và hơn 200 cá nhân, đơn vị sản xuất nhỏ lẻ. Trong đó, có một số doanh nghiệp, cá nhân sản xuất hiệu quả, tạo việc làm ổn định cho 900 lao động với mức lương 2 triệu đồng/người/tháng.
Nhờ đẩy mạnh sản xuất nên năm 2014 thu nhập bình quân của xã đạt 23,24 triệu đồng/người; năm 2015 dự kiến đạt 23-24 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo đến thời điểm hiện tại là 5,73%.
“Trong quá trình XDNTM, sức dân là vô cùng quan trọng, trong tổng kinh phí huy động thực hiện đến tháng 5/2015 là 98.838 triệu đồng thì nhân dân đóng góp 7.410 triệu đồng (chiếm 4,08%). Nhiều gia đình sẵn sàng hiến đất, tài sản giúp xã hoàn thành các công trình hạ tầng quan trọng”, ông Thận nói.
Đến nay, 100% đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa hoặc bê-tông hóa; 80% đường trục thôn, liên thôn được cứng hoá (11,32/14,15km; đường ngõ xóm được cứng hoá đạt tỷ lệ 94,08%; 74,2% đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Hệ thống thủy lợi đáp ứng được 80% nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất và đời sống. 100% số hộ trên địa bàn được sử dụng điện.
Trường học 3 cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) đều đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Tuy nhiên, về cơ sở vật chất ở các trường còn thiếu các phòng chức năng, trang thiết bị phục vụ dạy và học...; đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng dạy học.
Trên địa bàn xã có chợ Gò cơ bản đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân, đồng thời trong quy hoạch NTM có bố trí điểm chợ trung tâm xã đã được UBND huyện phê duyệt và nằm trong mạng lưới chợ của tỉnh giai đoạn 2016-2025, khi có điều kiện sẽ đầu tư. Xã có 1 điểm phục vụ bưu chính viễn thông tại thôn Mỹ Phước và 1 điểm tại thị trấn Nam Phước giáp ranh với xã Duy Phước; 8/8 thôn có hạ tầng Internet đến thôn, phủ sóng 3G; có 3 điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng
Hiện nay, số người tham gia bảo hiểm y tế là 9.565 người/tổng nhân khẩu thực tế thường trú tại địa phương 12.001 người, đạt 79,7%. Trạm y tế đạt 90,5 điểm trong thang điểm đánh giá y tế xã đạt chuẩn quốc gia theo quy định.
Duy Phước có 6/8 thôn đạt danh hiệu Thôn văn hóa, chiếm 75%, trong đó có 3 thôn được công nhận thôn văn hóa 3 năm liền. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy định là 3.138/3.210 hộ, đạt 97%.
Dù đã đạt 19/19 tiêu chí nhưng theo ông Thận, công việc phải làm vẫn còn nhiều để giữ vững thành quả. Theo đó, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia, xác định người dân là chủ thể trong quá trình XDNTM, hưởng ứng tham gia ngày công, ý tưởng hiến đất để thi công công trình phúc lợi, dân sinh.
Ngọc Lan
Theo: kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã