Học tập đạo đức HCM

Gắn công nghiệp không khói với XDNTM, Ba Vì bứt phá

Thứ ba - 05/11/2013 03:50
Với thế mạnh là vùng đất cổ, có truyền thống văn hóa lâu đời, lại được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp gắn với truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh huyền thoại..., trong chiến lược phát triển của mình, huyện Ba Vì (Hà Nội) coi du lịch là ngành kinh tế trọng điểm và là “bàn đạp” để huyện đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Du lịch là trọng điểm

Ba Vì “sở hữu” nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Mơ, Thác Ngà, Thác Hương, Vườn quốc gia Ba Vì, hồ Suối Hai, rừng nguyên sinh Bằng Tạ, đồi cò Ngọc Nhị, Khu di tích lịch sử K9... Đặc biệt, nơi đây còn có nguồn nước khoáng nóng Tản Viên, Tản Lĩnh và Thuần Mỹ, thích hợp cho phát triển du lịch điều dưỡng, chữa bệnh, nâng cao sức khỏe con người.

Sớm nhận rõ thế mạnh này, lãnh đạo cũng như người dân Ba Vì luôn chú trọng, đẩy mạnh phát triển kinh tế lấy du lịch làm mũi nhọn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh 4 loại hình du lịch: thể thao leo núi, văn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, giải trí và du lịch sinh thái. Ban chấp hành Đảng bộ huyện còn ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU, ngày 31/3/2011 “về phát triển khu du lịch trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo”, đề ra mục tiêu đầu tư có trọng điểm để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Được chính quyền địa phương tạo điều kiện, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Hiện, Ba Vì có 15 tổ chức, đơn vị kinh tế tham gia kinh doanh du lịch với diện tích đất đang được sử dụng là 1.222,25ha (chiếm 2,8% diện tích của huyện). Nhiều đơn vị sử dụng diện tích đất lớn vào hoạt động du lịch như Công ty Du lịch Suối Mơ (426ha), Chi nhánh Du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà (258,6ha), Công ty Du lịch Khoang Xanh (150,16ha), Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua (127,8ha)…

Các điểm du lịch tập trung ở vùng rừng núi, đồi gò thuộc các xã Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh, Vườn quốc gia Ba Vì; diện tích mà các khu du lịch sử dụng, khai thác đa số là đất lâm nghiệp (1.047ha, chiếm 85,7%), ngoài ra là đất hồ, đầm, suối... (150ha, chiếm 12,3%)... Đặc điểm này đã tạo cho các khu du lịch có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, trong sạch, môi trường sinh thái tự nhiên.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, Ba Vì luôn chú trọng công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn. Hàng năm, huyện thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra hoạt động kinh doanh của các đơn vị làm du lịch, đảm bảo các quy định của Nhà nước, thực hiện đăng ký kinh doanh đúng ngành nghề theo giấy phép kinh doanh. Thực hiện đúng niêm yết giá, phí, lệ phí; thu nộp đầy đủ các loại thuế cho Nhà nước; chấp hành pháp luật trong lĩnh vực lao động, đăng ký tạm trú, tạm vắng cho cán bộ, nhân viên và khách du lịch. Tham gia đóng góp các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ, công nhân viên hợp đồng dài hạn và bảo hiểm cho khách du lịch. Công tác phòng ngừa cháy nổ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh trật tự luôn được đảm bảo. Các đơn vị thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ du khách, tạo việc làm ổn định, từng bước nâng cao thu nhập và các điều kiện thuận lợi cho người lao động dịch vụ. Nhờ đó, hàng nghìn lao động ở các địa phương xung quanh các khu du lịch có việc làm ổn định, giảm đáng kể tệ nạn xã hội. Cũng nhờ du lịch phát triển mà nhiều nghề thủ công truyền thống của người dân trong huyện được phục hồi và phát triển, từ đó đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
 

Một góc khu du lịch sinh thái Thiên Sơn - Suối Ngà.


Ba Vì cũng tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng cho du lịch. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết được duyệt, các đơn vị hoạt động du lịch đã tăng cường đầu tư làm đường giao thông nội khu, cải tạo nâng cấp nhà ăn, phòng nghỉ, khách sạn, hội trường, bể bơi, bãi để xe, khu vui chơi giải trí; trong 2 năm qua, vốn đầu tư cải tạo là hơn 100 tỷ đồng. Đồng thời, huyện phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông phát triển các trạm BTS để đảm bảo thông tin thông suốt tại các khu du lịch như Thiên Sơn -Suối Ngà, Khoang Xanh - Suối Tiên, Vườn quốc gia Ba Vì… 

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn cũng chủ động, sáng tạo, tích cực đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, tạo ra nhiều sản phẩm mang tính văn hóa đặc trưng để thu hút du khách đến tham quan, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong 12 năm trở lại đây, ngành du lịch đã có mức tăng trưởng khá, đạt 39,5%, đưa tốc độ phát triển kinh tế của huyện đạt mức tăng bình quân 12%/năm. Hiện, hàng năm, Ba Vì thu hút hơn 2 triệu khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Phát huy kết quả đạt được và đẩy mạnh khai thác thế mạnh, Ba Vì xác định du lịch tiếp tục là ngành kinh tế trọng điểm. Thời gian tới, huyện sẽ mở rộng, nâng cấp các khu du lịch ở sườn Đông núi Ba Vì, thu hút đầu tư cho sườn Tây; lập quy hoạch chi tiết dự án đầu tư khai thác tiềm năng suối khoáng nóng Thuần Mỹ; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào những điểm có tiềm năng du lịch trên địa bàn. Xây dựng liên hoàn các tour du lịch từ cảnh quan sinh thái đến du lịch nghỉ dưỡng, tâm linh, hoạt động thể dục thể thao và làng nghề. Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao nhằm thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, phấn đấu năm 2013 đạt 2,3 - 2,4 triệu lượt khách; năm 2014 đạt 2,4-2,5 triệu lượt khách; năm 2015 đạt 2,6-2,7 triệu lượt khách. Tạo việc làm ổn định cho 1.500 lao động; thu hút nhiều lao động ở các địa phương vào kinh doanh du lịch và đẩy mạnh giới thiệu hàng hóa, nông sản của địa phương cho khách du lịch.

Dồn sức XDNTM

Xuất phát điểm của huyện Ba Vì khi bắt tay vào XDNTM thấp hơn nhiều so với các huyện, thị xã của thành phố bởi địa bàn nông thôn rộng, trong khi đất canh tác lại manh mún, chân ruộng cao, khó áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả còn chậm. Do đó, nguồn lực để XDNTM chủ yếu vẫn dựa vào vốn ngân sách, việc đóng góp, huy động từ nhân dân còn hạn chế…

Năm năm qua, huyện đã huy động được 4.000 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm 40%; công nghiệp - xây dựng (chủ yếu là làm đường giao thông) 35% và hạ tầng xã hội (chủ yếu là giáo dục và y tế) 25%. 

Điển hình như xã Cổ Đô, sau hai năm XDNTM, những nhiệm vụ lớn như quy hoạch, dồn điền đổi thửa, đầu tư xây dựng giao thông, thủy lợi được thực hiện nhanh gọn. Hiện, xã đã hoàn thành 20 dự án giao thông, thủy lợi, phát triển sản xuất, hiện đang tiếp tục triển khai 35 dự án thành phần; hỗ trợ người dân xây dựng 127 hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi; xây dựng 259 nhà tiêu hợp vệ sinh... Các công trình như trụ sở làm việc, sân vận động, nhà truyền thống, đường giao thông liên thôn... được xây dựng khang trang. Trên địa bàn xã không còn nhà ở dân cư bị xuống cấp... Đến nay, Cổ Đô đã đạt 15 tiêu chí, 1 tiêu chí cơ bản đạt và 3 tiêu chí chưa đạt là cơ sở vật chất trường học, cơ sở vật chất văn hóa và chợ nông thôn.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì Nguyễn Đình Dần cho biết, thành công trong XDNTM trước hết là nhờ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, từ đó khai thác và phát huy đồng bộ, đa dạng các nguồn lực, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong XDNTM. Cùng với đó, việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nhân rộng các mô hình, điển hình, cách làm hay, triển khai cơ chế chính sách ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn phù hợp với từng địa phương đã tạo sức mạnh để Ba Vì huy động được nguồn lực, sức dân chung tay XDNTM.

Nguyễn Đình
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập195
  • Hôm nay33,945
  • Tháng hiện tại212,512
  • Tổng lượt truy cập90,275,905
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây