Học tập đạo đức HCM

Gắn tem cho rau an toàn: Mũi tên trúng nhiều đích

Thứ hai - 13/07/2015 05:44
Nhằm giúp người tiêu dùng (NTD) dễ nhận biết các sản phẩm rau an toàn (RAT), Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội đã tiến hành thí điểm gắn tem, nhãn nhận diện cho RAT tại các vùng sản xuất rau.
Đây được coi là giải pháp quan trọng để xây dựng thành công thương hiệu "RAT Hà Nội", từng bước lấy lại niềm tin của NTD.
Từ mô hình thí điểm…
Năm 2011, Chi cục BVTV Hà Nội thí điểm gắn tem, nhãn nhận diện nguồn gốc xuất xứ sản phẩm RAT bán buôn tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm với diện tích 250ha. Từ năm 2012, việc gắn nhãn nhận diện được nhân rộng ra các vùng sản xuất RAT khác như: Duyên Hà (Thanh Trì), Thanh Đa (Phúc Thọ), Tráng Việt (Mê Linh). Sản phẩm RAT sau khi gắn nhãn được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận, được NTD đón nhận và đánh giá cao.
Chăm sóc rau an toàn tại xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ. Ảnh: Ánh Ngọc
Chăm sóc rau an toàn tại xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ. Ảnh: Ánh Ngọc
Từ kết quả của việc thí điểm gắn nhãn, tem nhận diện trên RAT, năm 2013, Sở NN&PTNT giao Chi cục BVTV lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận "RAT Hà Nội" tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và 
Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ chính thức công bố nhãn hiệu "RAT Hà Nội" vào tháng 8/2015. Mẫu tem chung của RAT Hà Nội được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ hiện nay có hình elip màu xanh lá cây với dòng chữ "Rau an toàn Hà Nội" và hình cây rau bắp cải cách điệu ở giữa.
Công nghệ). Đến năm 2014, UBND TP đã cho phép sử dụng địa danh Hà Nội cho nhãn hiệu "RAT Hà Nội". Hiện tại, hồ sơ này đang trong thời gian chờ Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Ông Lê Xuân Trường – Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho biết, mặc dù đây chỉ là mô hình thí điểm nhưng hoàn toàn phù hợp với Luật ATTP. Do đó, Chi cục coi đây là tiền đề để xây dựng thành công nhãn hiệu "RAT Hà Nội".
Tính đến hết năm 2014, toàn TP đã có 39 cơ sở (DN, HTX) tham gia thí điểm gắn tem nhận diện "RAT Hà Nội". Mỗi cơ sở được cấp một mã số đóng lên tem nhận diện để phục vụ tra cứu và truy xuất nguồn gốc. Nhằm quản lý, phân loại các vùng trồng rau, mỗi cơ sở được Chi cục BVTV cấp một mã số cố định và dấu khắc để dập lên tem nhận diện. Tùy vào việc đóng gói của cơ sở sản xuất, tem RAT sẽ được gắn trên bao bì, dây buộc hoặc trực tiếp trên lá rau với sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của cán bộ trạm BVTV các quận, huyện được cắm chốt, túc trực tại các vùng sản xuất RAT thí điểm gắn tem, nhãn.
… đến từng bước lấy lại niềm tin
Nói về nguyên nhân khiến việc tiêu thụ RAT trên địa bàn TP gặp khó khăn trong thời gian qua, ông Trường thẳng thắn nhận định: Hiện nay, sản phẩm RAT TP sản xuất ra là rất lớn nhưng lượng được tiêu thụ lại khá khiêm tốn. Đó là do sản xuất, kinh doanh RAT đòi hỏi nhiều khoản chi phí: Sơ chế, bảo quản, mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, rau là mặt hàng sử dụng trong ngày nên lợi nhuận không cao. Song, nguyên nhân lớn nhất là NTD chưa thay đổi thói quen mua rau, chưa có niềm tin với sản phẩm RAT. Do đó, việc cấp tem, nhãn cho RAT được coi là bước đột phá khẳng định chất lượng, nguồn gốc của RAT và quan trọng nhất là tăng niềm tin đối với NTD.
Hiện nay, việc gắn tem, nhãn nhận diện RAT được đông đảo người dân ủng hộ bởi NTD dễ dàng nhận diện, người trồng rau bớt thiệt thòi, cơ sở sản xuất được hỗ trợ đắc lực trong khâu tiêu thụ. Tuy nhiên, để quản lý chặt việc gắn tem, nhãn, tránh tình trạng cơ sở sản xuất trà trộn rau không rõ nguồn gốc với RAT xuất bán ra thị trường, Chi cục BVTV đã xây dựng quy chế vận hành gắn tem, nhãn, trong đó quy định rõ DN, HTX, cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm RAT làm ra.
Theo quy chế, để được cấp tem nhãn cho sản phẩm RAT thì cơ sở sản xuất phải đảm bảo 3 yêu cầu: Chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của RAT; chấp hành tốt các quy định về sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT; đạt các chỉ tiêu về ATTP. Trong quá trình thực hiện, lực lượng chức năng của Sở NN&PTNT sẽ kiểm tra đột xuất, nếu cơ sở nào có dấu hiệu vi phạm trái với quy định thì cơ sở đó sẽ bị đình chỉ việc gắn tem và sử dụng tem nhận diện.


Anh Ngọc
Theo: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập290
  • Hôm nay22,215
  • Tháng hiện tại289,838
  • Tổng lượt truy cập92,667,502
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây