Bộ Công Thương đang dự thảo đưa các loại gạo mang tính chất khuyến khích như gạo đặc sản, hữu cơ, dinh dưỡng ra khỏi đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong dự thảo nghị định thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Nghị định 109 được cho là gây khó khăn, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp lúa gạo nói riêng và ngành lúa gạo nói chung. Trong bối cảnh xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn, sức cạnh tranh yếu, sản lượng sụt giảm, cần thiết phải xóa bỏ những thủ tục gây khó cho doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ hội kinh doanh giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường tốt hơn.
Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong dự thảo nghị định thay thế Nghị định 109, Bộ Công Thương đã xử lý 10 điểm mới liên quan đến thủ tục hành chính, thẩm quyền, giấy tờ, một thủ tục nhưng nhiều hồ sơ giấy tờ đã được bỏ.
Theo đó, không bắt buộc thương nhân phải sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát hoặc chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh; thương nhân có thể sở hữu hoặc thuê các cơ sở này để đáp ứng điều kiện kinh doanh XK gạo; bỏ quy định khống chế địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh; điều chỉnh giảm quy mô kho chứa thóc, gạo từ 5.000 tấn xuống còn 3.000 tấn thóc, gạo...
Dù vậy, theo ông Phan Văn Chinh, về dự thảo nói trên, đến nay vẫn còn 2 vấn đề còn phải xin ý kiến.
Thứ nhất, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có gắn với vùng nguyên liệu không? Văn phòng Chính phủ thông báo, trước đây Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu gắn vùng nguyên liệu với điều kiện kinh doanh. Song, trong quá trình xây dựng dự thảo nghị định, ý kiến các bộ, ngành cho rằng, nếu gắn điều kiện kinh doanh với vùng nguyên liệu thì vô hình trung còn nặng nề hơn. Do đó, dự thảo nghị định đưa vào theo hướng khuyến khích chứ không bắt buộc giảm gánh nặng, điều kiện cho doanh nghiệp.
Thứ hai, một điểm mới trong dự thảo nghị định lần này là bổ sung quy định đối với việc xuất khẩu mặt hàng gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng theo hướng thương nhân được xuất khẩu mà không cần đáp ứng điều kiện kinh doanh, không cần cấp giấy chứng nhận, chỉ cần thông báo hợp đồng xuất khẩu với Bộ Công Thương.
Bởi theo Cục Xuất nhập khẩu, đây là vấn đề loại trừ vừa khuyến khích, mở rộng cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Hơn nữa, các loại gạo đưa ra khỏi phạm vi điều chỉnh không nằm trong cân đối an ninh lương thực.
Tuy nhiên, “những vấn đề này sẽ được Chính phủ xử lý”, ông Chinh nói./.
Phan Thu/Báo Hải quan
Nguồn: vov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã