Học tập đạo đức HCM

Gây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam

Thứ ba - 27/11/2012 09:06
1kg cà phê tươi của Việt Nam nếu bán ra chỉ có giá 15.000 – 20.000 đồng nhưng khi doanh nghiệp nước ngoài mua về, thông qua chế biến, họ bán lại với giá… 1,5 triệu đồng. Và tệ hơn, hiện đang có tới 90% nông sản Việt Nam xuất khẩu phải mang thương hiệu nước khác vì doanh nghiệp của chúng ta chỉ xuất sản phẩm thô với giá rất rẻ.

Thiệt thòi vì coi thường thương hiệu

Theo Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản (Bộ NN-PTNT), hiện nay chúng ta đã có các sản phẩm nông sản có thương hiệu nổi tiếng như vải Thanh Hà, Lục Ngạn, bưởi Diễn, bưởi Năm Roi, nhãn lồng Hưng Yên, thanh long Bình Thuận, cà phê Buôn Ma Thuột... Nhiều sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa như: bưởi Đoan Hùng, chè Tân Cương, nước mắm Phú Quốc, vải thiều Thanh Hà, cà phê Buôn Ma Thuột...
 
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Duy Lượng cho biết, trong nhiều năm qua, nước ta luôn dẫn đầu về xuất khẩu các mặt hàng như cà phê, hồ tiêu, hạt điều. Nhiều loại trái cây, nông sản của Việt Nam như chè, nhãn, bưởi, thanh long… luôn được các thị trường xuất khẩu ưa chuộng. Nhưng có thực tế là với phần lớn các loại nông sản tiềm năng, chúng ta vẫn chưa xây dựng được thương hiệu. Vì vậy, 90% nông sản xuất khẩu chỉ ở dạng thô, sau khi nhập về các doanh nghiệp nước ngoài chế biến và sử dụng tên, thương hiệu của họ. Ngay cả gạo đang xuất khẩu hàng đầu thế giới, nhưng chúng ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam.

Mới đây, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng thừa nhận, mặc dù hiện nay chúng ta đã có nhiều mặt hàng nông sản chất lượng cao, nhưng thường bán cho nước ngoài ở dạng thô.

 
 

Hầu hết cà phê Việt Nam chỉ được sơ chế rồi bán cho thương lái để xuất khẩu.

Đứng ở cương vị sản xuất, ông Vũ Đình Bác, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), khẳng định: “Từ nhiều năm qua, bà con phải xuất khẩu vải tươi nên khi sang một số nước lân cận, họ chỉ cần đầu tư vài công đoạn sơ chế, bóc vỏ, đóng gói, dán nhãn với thương hiệu khác là có thể bán với giá cao hơn nhiều lần”. Vì lẽ đó mà sản lượng nông sản xuất khẩu của chúng ta thường rất lớn nhưng lợi nhuận lại rất thấp. Ngay trên thị trường nội địa, hơn 80% sản phẩm nông sản cũng không hề có nhãn hiệu.

Bắt đầu từ khâu chế biến

Như vậy, rõ ràng để tạo và giữ thương hiệu nông sản xuất khẩu, chúng ta buộc phải quan tâm đầu tư cho khâu chế biến, nâng tầm chất lượng sản phẩm. Đó cũng là cách để nâng cao giá trị xuất khẩu. Theo ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, việc chưa chú trọng tới khâu chế biến đã dẫn đến những thiệt thòi cho nông sản Việt Nam suốt nhiều năm qua.

Chẳng hạn mặt hàng cà phê xuất khẩu hiện nay, mỗi 1kg cà phê đã qua sơ chế, doanh nghiệp Việt Nam đang bán với giá trung bình 2 USD, nhưng sau khi qua chế biến, một cốc cà phê đã được người ta bán giá 7 USD. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, Viện Khoa học xã hội Hà Nội, cũng cho biết, mặt hàng lúa gạo của chúng ta trước đây cũng từng bị Thái Lan nhập thô về để sơ chế và bán ra với giá trị cao hơn.

Song theo ông Nguyễn Viết Vinh, để giải quyết được bài toán nâng cao giá trị thì phải thực hiện cả một quá trình đồng bộ từ sản xuất tới thu hoạch, chế biến và tiêu thụ… Cũng chung quan điểm như vậy, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Duy Lượng cho rằng, cần phải có liên kết “4 nhà” để giúp các địa phương, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho nông sản. Trong đó, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách, nguồn vốn cụ thể để xây dựng những vùng chuyên canh hàng hóa. Các nhà khoa học hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật. Những thương hiệu như cà phê Trung Nguyên, mía đường Lam Sơn… là những mô hình làm được như vậy vì họ đã xây dựng được những vùng sản xuất hàng hóa lớn, coi trọng và đầu tư nâng cao khâu chế biến.

 

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) sau khi xuất khẩu quả tươi sang Trung Quốc sẽ được sơ chế, đóng gói mang thương hiệu khác.

Còn theo Bộ NN-PTNT, ngay cả người tiêu dùng trong nước hiện nay cũng rất coi trọng thương hiệu sản phẩm nông sản khi mua, trong đó 3 sản phẩm mà người mua thường coi trọng là gạo, cà phê và nước mắm. Vì vậy, xây dựng thương hiệu gắn với nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm là rất quan trọng. Theo một khảo sát mới nhất, có tới 85% số người được hỏi khẳng định chấp nhận chi trả mức giá chênh lệch từ 5% - 10% để mua được những mặt hàng có thương hiệu và chất lượng. Thậm chí khi mức giá tăng cao hơn tới 13% thì cũng có tới 50% số người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để mua được sản phẩm có thương hiệu và đủ độ tin tưởng.

Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Minh Phong cho rằng, chúng ta đang có hàng trăm sản phẩm nông sản cần phải xây dựng thương hiệu, nhưng trước mắt có thể thực hiện đối với các nhóm mặt hàng chiến lược như gạo, cà phê, chè và các sản phẩm trái cây xuất khẩu... ª

TRẦN PHÚC
sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập144
  • Hôm nay19,864
  • Tháng hiện tại287,487
  • Tổng lượt truy cập92,665,151
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây