Học tập đạo đức HCM

Giá điện tăng từ 1.7: Sản xuất nông nghiệp khó bội phần

Thứ hai - 02/07/2012 23:56
Việc giá điện tăng từ 1.7 trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp đang gặp khó khăn càng khiến ngành này thêm khó khăn. Những tác động đã ngay lập tức ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi, ấp trứng, sản xuất gỗ...

Gánh nặng đè lên vai người chăn nuôi

Bà Phan Thị Hạnh ở bản Rừng Dài, xã Tam Tiến (Yên Thế - Bắc Giang) đang nuôi 6.000 con gà cho biết: Giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao, trong khi giá gà lại thấp, chỉ đạt có 43.000 - 45.000 đồng/kg khiến người nuôi gà đang lỗ khoảng 13 triệu đồng/1.000 con gà.

Nhièu trang trại nuôi gà sử dụng lượng điện lớn để thắp sáng và sưởi ấm cho gà.

“Mỗi tháng, vào mùa hè trang trại của tôi tiêu tốn hết hơn 1 triệu đồng tiền điện, nhưng nếu vào mùa đông thì tiền điện thắp đèn sưởi cho gà tăng gấp 3 - 4 lần. Giờ tăng giá điện, người chăn nuôi càng không biết còn đủ khả năng để đầu tư sản xuất nữa không. Tăng giá điện vào thời điểm này chẳng khác một cú giáng xuống người chăn nuôi”- bà Hạnh nói.

Ông Bùi Đức Lợi- Chủ trang trại chăn nuôi heo ở xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cũng bức xúc: Giá heo hơi tại các trang trại nhỏ lẻ hiện chỉ ở mức 38.000 đồng/kg. Trong khi đó, tính hết mọi chi phí trong chăn nuôi, giá thành 1kg heo hơi khoảng 45.000 đồng.

“Sở dĩ giá heo hiện thời vẫn ở mức thấp do ảnh hưởng của dịch tai xanh, người dân ít dùng thịt. Nhiều hộ nuôi heo ở kế cận hoặc ngoài vùng dịch nhưng do tâm lý lo sợ nên đã bán tháo làm giá heo trên thị trường vẫn ở mức thấp và người chăn nuôi càng thua lỗ. Nay giá điện tăng thì tất nhiên giá thành của mọi sản phẩm, trong đó có giá thành chăn nuôi heo tăng lên. Nuôi heo bây giờ hoà vốn là may”

Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Kim Đoán-Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết thêm: Giá heo đang ở mức thấp làm người chăn nuôi điêu đứng, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi gia đình không trụ nổi đã phải úp máng tìm việc khác mưu sinh. Người chăn nuôi heo đang thua lỗ mà bây giờ giá điện lại được điều chỉnh tăng thì đương nhiên giá thành trong chăn nuôi sẽ tăng theo.

“Một trang trại đang nuôi 100 heo nái thì bình quân sẽ tốn 1.000kWh điện/tháng để phục vụ chăm sóc, tưới tắm…, chưa kể giá thành sản xuất cám heo ăn cũng tăng lên do giá điện dùng sản xuất tăng lên. Như vậy, mỗi tháng chi phí cho tiền điện tăng thêm cũng vài triệu đồng/trang trại”- ông Đoán nói.

Doanh nghiệp cũng điêu đứng

Theo ông Nguyễn Diên Tường - Giám đốc Công ty CP Nông súc sản Đồng Nai, nếu chăn nuôi công nghiệp thì giá thành heo giảm hơn chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi hộ gia đình nhưng giá bán (vì có hợp đồng ổn định) thì cao hơn, ở mức 40.000 - 41.000 đồng/kg. Nhưng tính ra thì doanh nghiệp vẫn còn lỗ. Nay, giá điện tăng lên sẽ làm cho doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lại càng khó khăn.

Cùng chung nhận định như ông Tường, ông Nguyễn Hồng Hà – Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi Alpha (thị trấn Văn Giang, Hưng Yên) chia sẻ: “Chúng tôi có 4 trang trại nuôi lợn với chi phí tiền điện mỗi tháng hơn 50 triệu đồng. Hiện ngành chăn nuôi đang gặp rất nhiều khó khăn, vừa qua giá thức ăn chăn nuôi đã tăng rồi, chỉ sợ giá một số các mặt hàng khác trong đó có thức ăn chăn nuôi tới đây lại “té nước theo mưa” tăng theo sẽ gây thêm khó khăn cho những trang trại chăn nuôi quy mô lớn.

“Theo tôi, vào dịp này ngành chăn nuôi đang khó khăn, nếu tăng giá điện nên có những chính sách hỗ trợ về vốn và cả giá điện để người chăn nuôi có điều kiện tái sản xuất, cung cấp thực phẩm cho những tháng cuối năm” -ông Hà bày tỏ.

Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Xuân Đức - chủ doanh nghiệp đồ gỗ mỹ nghệ Đức Hiền (làng nghề Đại Nghiệp, xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên) cũng cho biết tâm trạng lo âu: Giá điện đối với doanh nghiệp đồ gỗ chúng tôi cũng như giá xăng dầu với doanh nghiệp vận tải, thấy giảm thì mừng nhưng tăng là lo sốt vó luôn. Hiện nay các công đoạn cần đến điện để sản xuất ra sản phẩm chiếm từ 70-80% quy trình, nên việc tăng giá điện nhất định sẽ tác động rất mạnh đến giá thành sản phẩm của chúng tôi” - ông Hiền nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Văn Định - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế - xã hội:

Thời điểm tăng giá, ảnh hưởng của tăng giá đến các ngành sản xuất - trong đó có nông nghiệp - chưa được Bộ Công Thương soát xét kỹ. Ít hay nhiều thì cả Bộ Công Thương lẫn Tập đoàn Điện lực VN đều đang thiếu minh bạch thông tin về sản xuất, kinh doanh của ngành điện. Mức tăng giá 5% khó thuyết phục người tiêu dùng.

 

Chuyên gia kinh tế Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam:

Tăng giá điện vào lúc này là chưa phù hợp. Thứ nhất, tình trạng thất thoát điện năng chưa có giải pháp giải quyết hiệu quả, mà lại đẩy việc tăng giá cho người dân và doanh nghiệp là không hợp lý. Thứ hai, trong khi giá thành sản xuất hàng hóa đang lên, chi phí tăng và hàng tồn kho lại lớn mà lại áp thêm việc tăng giá điện, khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng rất gay go. Thứ ba là đời sống nguời dân đang giảm sút, tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp mà lại cho tăng giá điện thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề an sinh xã hội.

Ông Lưu Duy Dần - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Làng nghề Việt Nam:

Các làng nghề hoạt động chủ yếu dưới hình thức cơ khí kết hợp với thủ công nên lượng điện dùng chạy máy và thắp sáng tiêu thụ rất lớn. Nay 50% sản phẩm của các làng nghề không bán được trong khi lại tăng giá điện thì thử hỏi các doanh nghiệp làng nghề lấy đâu ra tiền để trả lương, trả lãi và trả tiền điện tăng thêm.

Anh Nguyễn Văn Tuấn - chủ cơ sở sản xuất nước đá ở Cần Thơ:

Việc tăng giá điện thêm 5% sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thời buổi kinh tế hiện nay, giá các mặt hàng và thiết bị đầu vào đều tăng. Với việc điều chỉnh giá điện từ 1.7, hàng tháng cơ sở của tôi sẽ phải gánh thêm một khoản tiền điện tương đối lớn. Tóm lại tăng giá điện trong thời điểm này là tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp...

Theo Danviet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay40,246
  • Tháng hiện tại1,093,616
  • Tổng lượt truy cập92,267,345
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây