Học tập đạo đức HCM

Giá trị chuỗi nông sản: Cần mô hình quản trị thị trường nông sản kiểu mới

Thứ bảy - 28/07/2018 04:48
Hiện nay, một số người dân, trang trại, HTX, doanh nghiệp (DN) đã tự nguyện hình thành chuỗi. Tuy nhiên việc bảo đảm các chuỗi liên kết này bền vững, tránh tình trạng phá vỡ hợp đồng hay “bẻ kèo” vẫn đang còn nhiều thách thức.

Theo Bộ Nông NN&PTNT, cả nước hiện có khoảng 700 chuỗi giá trị nông sản được chứng nhận là chuỗi cung ứng nông sản an toàn, nhưng chỉ khoảng 50% chuỗi hoạt động hiệu quả. Tỷ lệ này tạo nên một bức tranh tổng thể không mấy tích cực đối với mục tiêu phát triển chuỗi giá trị nông sản.

Tổn thất nông sản sau thu hoạch

HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Lân (Yên Phụ, Yên Phong, Bắc Nin) hiện sản xuất lúa nếp (Nếp Cái Hoa Vàng) theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là loại lúa chiếm 90% diện tích gieo trồng của toàn xã. HTX đã bao tiêu được đầu ra cho các thành viên khi phân phối cho công ty CP Giống cây trồng Bắc Ninh và công ty Sản xuất Trà gạo nứt với giá cao hơn giá thị trường.

HTX Nông nghiệp Mai Anh (Sa Pả, Sa Pa, Lào Cai) tập trung sản xuất rau, củ, quả sạch. Quy trình sản xuất ở đây hiện đều đạt tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chuẩn rau an toàn.

HTX hiện đã thành công khi cung cấp đồng bộ giống cây, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cũng như bao tiêu đầu ra sản phẩm cho các thành viên. Đến nay, sản phẩm của HTX đã cung ứng cho Vincom được 3 năm.

HTX Nông nghiệp Hoa Đào (thị trấn Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai) ngoài sản xuất rau, củ, quả còn trồng hoa. Cây trồng chủ lực của HTX là su su, hoa hồng, hoa lan. Su su hiện được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực phẩm.

Cũng giống như HTX Mai Anh, HTX Hoa Đào đã cung cấp đầu vào và bao tiêu đầu ra cho các thành viên. HTX cũng đã có bao bì, nhãn hiệu, tem truy suất nguồn gốc.

Đây là 3 trong số 153 HTX thí điểm về HTX kiểu mới gắn với chuỗi liên kết. Điểm chung của ba HTX nông nghiệp này là đều mong muốn được Liên minh HTX hỗ trợ về vốn để đầu tư trang thiết bị mở rộng mở rộng sản xuất chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, với đặc thù của các sản phẩm nông nghiệp, muốn nâng cao được tính hiệu quả của chuỗi, ngoài việc phải tạo đột phá trong việc giảm chi phí bằng cách tăng cường áp dụng công nghệ vào sản xuất, thu hoạch thì cần phải có chế độ bảo quản sau thu hoạch.

Theo khảo sát của Liên minh HTX Việt Nam, việc áp dụng công nghệ ở các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm sau khi thu hoạch tuy đã được quan tâm, nhưng vẫn còn hạn chế. Số liệu của Liên minh HTX Việt Nam cho thấy, trong năm 2018, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao như rau 32%, thịt 18% và thủy sản 12%.

Chưa kể, hệ thống hậu cần cho chuỗi giá trị nông sản cũng chưa hiệu quả, khi chi phí cho logistics hiện chiếm tới 21 - 25% GDP hằng năm (cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12% và Singapore 300%)… Những tồn tại này đang làm giảm giá trị của chuỗi giá trị nông sản.

chuoi-gia-tri-nong-nghiep-6064-153262350

Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững không thể thiếu vai trò kiến tạo của Nhà nước

Cần thị trường nông sản kiểu mới

Hiện nay, một số người dân, trang trại, HTX, DN đã tự nguyện hình thành chuỗi, tuy nhiên việc bảo đảm các chuỗi liên kết này bền vững, tránh tình trạng phá vỡ hợp đồng hay “bẻ kèo” vẫn đang còn nhiều thách thức.

Theo Ts. Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, muốn giảm rủi ro, cần phải minh bạch hóa thông tin theo hai cách, thông qua hợp đồng đối với các sản phẩm có chất lượng đặc thù và đa dạng hóa khách hàng.

Cụ thể, thay vì để nông dân thụ động chờ thương lái tới tìm mua và DN cũng phải mua qua tay của thương lái, cần có một thị trường giao dịch trực tiếp giữa người dân và DN. Từ đó, người dân và DN có thể thống nhất hợp đồng trực tiếp với nhau, hạn chế được những rủi ro khi phải qua tay trung gian.

Đồng thời, việc giao dịch trực tiếp sẽ bảo đảm được uy tín của DN cũng như người dân, nâng cao được trách nhiệm các bên trong hợp đồng. Chưa kể, sau khi hợp đồng được ký kết, DN có thể hỗ trợ người dân trong việc tiêu thụ sản phẩm trực tiếp, hạn chế rủi ro khi bảo quản.

Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể, muốn phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững không thể thiếu được vai trò kiến tạo của Nhà nước thông qua việc ban hành các chính sách mang tính tổng hợp.

Theo Ts. Đào Thế Anh, cần có gói chính sách hỗ trợ tài chính để cải thiện năng lực thu mua sản phẩm cho người dân, đặc biệt là tạo cơ hội cho các hộ nhỏ tham gia chuỗi giá trị. Hay như cần cải cách các hiệp hội ngành hàng; thúc đẩy mối quan hệ hợp tác công - tư trong liên kết chuỗi; đổi mới cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp; quy hoạch vùng sản xuất nông sản theo hướng tập trung, hiện đại; tăng cường liên kết các viện/trường với các DN tạo điều kiện chuyển giao công nghệ vào chuỗi giá trị...

Ngoài ra, Ts, Đào Thế Anh cũng đề cập đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc, giúp sản phẩm minh bạch hơn, được người tiêu dùng đón nhận.

Cụ thể, trong thời gian qua, nhiều DN và HTX đã tự nguyện đầu tư áp dụng mã QR Code để người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm và yên tâm sử dụng.

Tuy nhiên, nếu có công nghệ mà thể chế quản trị chuỗi chưa hoàn chỉnh, quy trình sản xuất không đồng nhất, thông tin không được cập nhật, thì càng làm người tiêu dùng mất niềm tin. Do đó, quan trọng nhất đối với chuỗi giá trị nông sản và truy xuất nguồn gốc vẫn là khả năng cung cấp thông tin minh bạch từ những người nông dân và các HTX, THT.

Hồng Nhung/http://www.thoibaokinhdoanh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập934
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại763,866
  • Tổng lượt truy cập93,141,530
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây