Học tập đạo đức HCM

Giải bài toán tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 15/01/2017 23:02
Đạt được tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới đã khó, việc giữ vững tiêu chí này còn khó hơn do đây là một tiêu chí “mềm” với nhiều nội dung được thực hiện thường xuyên liên tục.

Làm sao để "ló cái khôn?"

Đến xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, đằng sau cổng chào uy nghi là miền quê thanh bình với những nếp đường làng gọn gàng, sạch đẹp. Vừa khoe những con đường đổ bê tông sạch sẽ, những hàng cây dọc hai bên đường đã cao ngấp nghé đầu người, chị Lưu Thị Hà, người dân xã Quỳnh Đôi cho biết: “Trước đây khi chưa về đích nông thôn mới, người dân đi lại trên các tuyến đường liên xã, xóm vô cùng khổ sở bởi bùn đất lầy sục, nhếch nhác.

Người dân xóm 4B xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường thôn xóm
Người dân xóm 4B xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường thôn xóm

Tuy nhiên, từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Quỳnh Đôi đường làng ngõ xóm luôn phong quang, sạch sẽ; không còn ô nhiễm môi trường do xả thải rác sinh hoạt, chăn nuôi… Được công nhận về đích nông thôn mới năm 2014, xã Quỳnh Đôi đến nay không chỉ tiếp tục phát huy những tiêu chí đạt được mà cán bộ, người dân nơi đây còn tiếp tục giữ vững, phát triển hơn các thành quả, trong đó có tiêu chí về môi trường. 

Tại huyện Hưng Nguyên, đến nay đã có 10/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 3 xã vừa mới được công nhân đạt chuẩn là Hưng Phú, Hưng Lợi và Hưng Đạo. Bày tỏ vui mừng khi được chứng kiến nhiều đổi thay của xóm làng nhờ thực hiện nông thôn mới, ông Thái Huy Hậu, người dân xóm 5, xã Hưng Đạo cho biết: “Người dân chúng tôi đã thấy được lợi ích thiết thực trong việc thực hiện thường xuyên, liên tục việc giữ gìn không để “rơi” tiêu chí môi trường, nhất là việc giữ gìn cảnh quan và vệ sinh môi trường trong nhà, ngoài ngõ”.

Qua tìm hiểu thực tế, nhiều ý kiến của cơ quan chức năng và người dân, khó giữ nhất vẫn là việc giữ gìn ngõ xóm, cảnh quan xanh - sạch - đẹp và thu gom rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều địa phương làm tốt công tác này, tiêu biểu như một số xã của các huyện, thị: Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Thái Hòa, Nghĩa Đàn...

Vì thế giới, vì chính mình!

Chính quyền các cấp huyện Quỳnh Lưu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: treo băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng ngày nước thế giới, giờ trái đất, ra quân hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 hàng năm, các chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" hay phối hợp với các hội, tổ chức đoàn thể lồng ghép với các cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa môi trường, huy động nhân dân tích cực chỉnh trang nhà cửa, tường rào, ngõ xóm, mua máy lọc nước, sử dụng nước hợp vệ sinh, cùng chung tay bảo vệ môi trường tại địa phương sinh sống...

Thi công đường giao thông ở xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu).
Thi công đường giao thông ở xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu).

Ông Hồ Quang Tuấn - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu), cho biết, nhận thức vệ sinh môi trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của địa phương và cũng là với bộ mặt “sát sườn” cuộc sống hàng ngày, từ trước khi có chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã quan tâm, khuyến khích quần chúng nhân dân chung sức bảo vệ môi trường bằng các cách làm cụ thể như xây dựng, tu sửa rãnh thoát nước thải; thành lập các dịch vụ vệ sinh môi trường. Hàng tuần, các hợp tác xã môi trường, tổ vệ sinh môi trường đều tiến hành thu gom và xử lý rác thải định kỳ 2-3 lần; đầu tư 80 thùng thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; đã thực hiện bê tông hóa kênh mương được 70%...

Để giữ vững tiêu chí môi trường, và tiến tới xây dựng mô hình nông thôn kiểu mẫu, xã Quỳnh Đôi tiếp tục vận động người dân tham gia giữ gìn môi trường sống, đảm bảo đường làng, ngõ xóm luôn sạch sẽ, rãnh nước được khơi thông, không ứ đọng. Ngoài ra, xã giao cho các đoàn thể dưới thôn, xóm tổ chức cho nhân dân xây dựng các đoạn đường tự quản, phát quang bụi rậm, xây “tường xanh, rào xanh” nhằm tạo cảnh quan nề nếp, chỉn chu. Bên cạnh đó, xã vận động được trên 90% các gia trại, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trong xã xây dựng hầm bể biogas và sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm. Đến nay, các hoạt động này đã đi vào nề nếp.

Theo ông Hoàng Mạnh Trinh - Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên Chi cục Tài nguyên và Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường), ở hầu hết các địa phương, tiêu chí môi trường luôn là tiêu chí hoàn thành cuối cùng, cũng là tiêu chí vô cùng khó khăn. Nguyên nhân thì có rất nhiều như: Ý thức của người dân về vệ sinh môi trường chưa đồng đều; nhiều nơi chưa có bãi rác tập trung, chưa thực hiện thu gom rác tập trung; đầu tư xây dựng các khu xử lý rác thải, chất thải tương đối khó khăn... 

Trên thực tế, do tiêu chí môi trường gần như đã là tiêu chí cuối cùng trong xây dựng nông thôn mới, nên dù khó khăn đến mấy, các địa phương đều phải “dồn lực” thực hiện cho bằng được. 

Song song với đó, một điều đáng mừng là tại các địa bàn nông thôn mới, các tổ chức, đoàn thể đã và đang vào cuộc tích cực trong việc phát động, triển khai nhiều phong trào, mô hình về bảo vệ môi trường hiệu quả. Ví như ở huyện Hưng Nguyên, “UBND huyện đã phối hợp với Hội Phụ nữ các cấp tổ chức Hội thi hiểu biết vệ sinh môi trường dưới nhiều hình thức phong phú như, thi tiểu phẩm, vấn đáp. Hay như các cuộc vận động “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh” của Đoàn thanh niên; “Xanh - sạch - đẹp” trong các trường học… Nhờ hiệu quả thiết thực của nó mà các phong trào này đang ngày càng thu hút đông đảo người dân tham gia”- bà Thái Diệu Hương - Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hưng Nguyên cho biết. 

Thu Nga/baonghean.vn

 Tags: tiêu chí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập638
  • Hôm nay82,689
  • Tháng hiện tại818,799
  • Tổng lượt truy cập93,196,463
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây