Học tập đạo đức HCM

'Giải huyệt' ngành chăn nuôi để xuất khẩu

Thứ tư - 07/06/2017 21:44
Với sản phẩm chăn nuôi lợn, thịt gà mới chỉ sản xuất và tiêu thụ ở trong nước, chưa có sản phẩm thịt xuất khẩu.

 

Trước thực trạng các sản phẩm chăn nuôi trong nước quy mô ngày một lớn, lượng dư thừa tăng cao, cần khơi thông, mở rộng thị trường xuất khẩu, sáng 7/6, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT chủ trì hội nghị cùng các doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan quản lý cùng một số địa phương bàn giải pháp “giải huyệt” cho ngành chăn nuôi nước nhà.

16-31-20_chn-nuoi-n-ton-dich-benh
Phải giải được huyệt đạo “vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh” Việt Nam mới nghĩ đến chuyện xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi

Theo Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông, Việt Nam hiện đang có 8 cơ sở giết mổ xuất khẩu chính ngạch thịt lợn sữa, thịt lợn choai đông lạnh sang Hồng Kông, Malaysia. Năm 2016, sản lượng thịt lợn xuất khẩu đạt 11.000 tấn, trị giá 100 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm 2017 đạt 10,6 nghìn tấn, trị giá 46 triệu USD.

Với sản phẩm chăn nuôi lợn, thịt gà mới chỉ sản xuất và tiêu thụ ở trong nước, chưa có sản phẩm thịt xuất khẩu. Hiện mới có hai doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sản phẩm thịt gà đã qua chế biến nhiệt sang Nhật Bản là Cty TNHH Koyu & Unitek đăng ký năm 2016 và Cty TNHH CP Việt Nam đăng ký vào cuối tháng 5/2017.

Về xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi lợn, trứng gia cầm, theo Cục Thú y, hiện tại có 5 cơ sở đã và đang xuất khẩu trứng vịt muối, trứng vịt bắc thảo, trứng chim cút đóng hộp sang một số thị trường Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản.

Ông Nguyễn Văn Tĩnh, Tổng Giám đốc Cty TNHH Thắng Lợi (Hải Dương), một doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn choai, lợn sữa sang thị trường Hồng Kông, Malaysia cho biết, rào cản lớn nhất cho xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam chính là kiểm soát an toàn dịch bệnh và dư lượng kháng sinh. Ông Tĩnh chia sẻ, Cty Thắng Lợi và Cục Thú y từng tiếp xúc với rất nhiều đối tác, trong đó có Singapore để xuất khẩu thịt lợn chính ngạch, phía đối tác đồng ý hết rồi, nhưng khi đề xuất lên cơ quan Thú y của Singapore lập tức bị từ chối không xem xét với lí do rất ngắn gọn do Việt Nam đang có dịch lở mồm long móng.

“Mặc dù đề xuất của tôi hơi ngược đời, nhưng với sản phẩm chăn nuôi muốn xuất khẩu ngành thú y phải đi trước để đàm phán và ký kết các hiệp định về thú y, sau đó các doanh nghiệp mới xúc tiến đàm phán về thị trường, điều kiện, giá cả. Mọi đàm phán về thị trường của doanh nghiệp đều trở nên vô nghĩa nếu không có hiệp định về thú y. Ngược lại, muốn các nước ký kết hiệp định về thú y, chăn nuôi trong nước phải xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh. Vấn đề này phải có bàn tay của nhà nước mới thực hiện được”, ông Nguyễn Văn Tĩnh tâm sự.

Là một trong những người tham gia từ đầu việc đàm phán, ký kết xuất khẩu mật ong sang EU, Chủ tịch Hội Thú y Việt Nam Đậu Ngọc Hào khẳng định, Việt Nam muốn xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang thị trường nào bắt buộc phải tuân thủ các quy định của nước bạn, hay nói cách khác phải vượt qua hàng rào kỹ thuật họ đặt ra. Ông Hào nhấn mạnh, nói đi nói lại cuối cùng nước nào cũng sợ nhất hai vấn đề chính khi đồng ý nhập khẩu động vật và các sản phẩm động vật, đầu tiên dịch bệnh truyền nhiễm, tiếp đến là vệ sinh an toàn thực phẩm. Việt Nam muốn xuất khẩu được không còn con đường nào khác ngoài đáp ứng hai điều kiện này.

Trước thực trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại Việt Nam hiện còn chiếm tỉ trọng rất lớn, là nguyên nhân chính bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm trên gia súc, giá cầm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hữu Thành kiến nghị, Bộ NN-PTNT nên đề xuất với Chính phủ có chế tài, điều kiện quản lý chăn nuôi nhỏ lẻ thay vì kêu gọi, khuyến khích như hiện nay.

“Qua theo dõi cho thấy, các trang trại lớn, trang trại của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ trước đến nay rất hiếm khi xảy ra dịch bệnh mà chủ yếu bùng phát từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong khi chăn nuôi lại là ngành nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao, giờ tưởng về quê hưởng không khí trong lành nhưng không phải, chăn nuôi làm ô nhiễm hết rồi nên cần phải có điều kiện, quy định cho chăn nuôi từ đó mới kiểm soát được dịch bệnh”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hữu Thành nói.

17-38-42_dscf1525
Ảnh: Nguyên Huân

Sau khi nghe ý kiến của các bên liên quan, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám giao Cục Thú y củng cố và phát triển tổ công tác để sát cánh cùng doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp nào có nhu cầu, quyết tâm xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi xây dựng đề án gửi Cục Thú y và Cục có trách nhiệm cử người phối hợp, hướng dẫn, giúp đỡ trực tiếp cụ thể về mặt thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị Cục Thú y liên tục cập nhật các tin tức về việc đàm phán, ký kết, tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm trên website của Cục để các doanh nghiệp tiện theo dõi bởi hiện đa phần các doanh nghiệp, trang trại rất thiếu thông tin.

Về việc quản lý hoạt động chăn nuôi, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, Cục Chăn nuôi đang xây dựng dự thảo Luật Chăn nuôi để trình Quốc hội theo hướng quy định chăn nuôi là ngành có điều kiện. Bên cạnh đó, thời gian tới ngành nuôi hạn chế bàn luận ở tầm vĩ mô, tập trung đánh giá tiềm năng, lợi thế, hạn chế từng con, từng sản phẩm cụ thể để cùng phối hợp với doanh nghiệp, địa phương tìm hướng xuất khẩu.

+ Theo Cục Thú y, một số vùng chăn nuôi trọng điểm của nước ta vẫn còn rất nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ đan xen với cơ sở chăn nuôi tập trung, chưa hình thành được các vành đai an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi tập trung, trong khi theo quy định cần có bán kính 1 km mới bảo đảm yêu cầu. Bên cạnh đó, cũng chưa hình thành được các chuỗi sản xuất thịt lợn có kiểm soát theo hình thức khép kín đến sản phẩm xuất khẩu, an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

+ Theo Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân, việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh còn gặp rất nhiều khó khăn chủ yếu do thiếu kinh phí. Thực tế, đầu năm 2015, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt đề án thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh lợn tại Thái Bình, Nam Định, song các địa phương lấy lí do không có kinh phí để xây dựng nên đến nay gần như chưa thực hiện được.

 

Theo Nguyễn Huân/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Hôm nay33,055
  • Tháng hiện tại211,622
  • Tổng lượt truy cập90,275,015
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây