Học tập đạo đức HCM

Giao Thịnh vẫn chưa... thịnh

Thứ tư - 23/01/2013 19:59
Thu nhập thấp, đất nông nghiệp ít, hệ thống kênh mương dày đặc... khiến việc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Giao Thịnh (Giao Thủy, Nam Định) gặp rất nhiều khó khăn, đời sống người dân vẫn chưa thực sự... thịnh.

 

Mới xong dồn điền đổi thửa

Việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) và quy hoạch vùng sản xuất ở Giao Thịnh rất thuận lợi, vì được người dân ủng hộ.

Theo quy hoạch, mỗi hộ chỉ còn lại 1 – 2 thửa ruộng, ở những khu ruộng cao được quy hoạch 2 vụ lúa, 1 vụ màu, trong đó lúa chủ yếu tập trung vào giống lúa ngắn ngày cho năng suất cao”. Sau khi hoàn thành quy hoạch và DĐĐT, xã đã vận động người dân đóng góp được 18ha đất và hơn 3 tỷ đồng để làm đường giao thông nội đồng.

Bảo tàng Đồng quê là công trình có giá nhất trong xây dựng NTM ở xã Giao Thịnh (huyện Giao Thủy, Nam Định).

Ông Phan Văn Minh – Phó Chủ tịch UBND xã Giao Thịnh cho biết: “Xã có 16 xóm, với 756ha đất nông nghiệp, trước đây xã có tới 67% lao động làm nông nghiệp, giờ còn 53%. Hiện xã đã hoàn thành quy hoạch chung và quy hoạch sản xuất, nhưng người dân vẫn còn thiếu đất sản xuất”. Bà Cao Thị Thắm, thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh bày tỏ: “Trước đây gia đình tôi có 5 thửa ruộng ở 5 nơi, nay dồn lại còn 2 thửa, việc chăm sóc, đi lại cùng thuận tiện hơn”.

Ông Minh cho hay, năm 2010 khi xây dựng NTM xã đã đạt 9 tiêu chí và hiện đạt 12 tiêu chí. Tuy nhiên, những tiêu chí còn lại như: Cơ cấu lao động, giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa, nghĩa trang, bãi xử lý rác thải… đều là những tiêu chí khó và xã đang “tắc” ở các tiêu chí này.

Dân đã đóng góp hết sức

Sau 2 năm xây dựng NTM, cái nhìn thấy rõ nhất mà nhân dân Giao Thịnh đã làm được đó là gần 100% tuyến đường trục chính đã được bê tông hóa, hoàn thành việc DĐĐT, quy hoạch sản xuất nông nghiệp, còn lại dường như chưa có nhiều thay đổi. Mới chỉ có vậy, nhưng sức đóng góp của người dân đã “căng như dây đàn”, nhiều gia đình chật vật với những khoản đóng góp.

“Việc quy hoạch nghĩa trang và bãi rác thải ở xã gặp rất nhiều khó khăn, vì là xã vùng biển, diện tích đất dự trữ ít, dân cư thì đông đúc. Nhưng khó nhất vẫn là tiêu chí kiên cố hóa kênh mương và bê tông hóa đường giao thông nông thôn”.

Ngoài đóng góp đất, cây cối, ngày công, xã đang vận động người dân đóng 150.000 đồng/khẩu để làm đường giao thông, nhà văn hóa thôn. Bởi một số thôn vẫn phải họp trong các hội trường cũ nát, thậm chí phải mượn nhà dân làm nơi hội họp.

Ông Lê Văn Biền (64 tuổi) phân trần: “Tôi đã hết tuổi lao động, vợ bệnh tật, ruộng thì ít nên tôi vẫn phải cố gắng đi xây kiếm thêm. Việc xây dựng NTM làm đường làng ngõ xóm, nhà văn hóa, hay kênh mương nội đồng là rất tốt, tôi rất ủng hộ, nhưng sức dân có hạn, chỉ trong một thời gian ngắn mà mỗi hộ phải đóng cả tiền triệu thì căng quá”.

Theo ông Lê Ngọc Đóa – Phó Bí thư thường trực xã Giao Thịnh, xã cũng đã tổ chức nhiều hình thức vận động con em đi làm ăn xa, con em thành đạt ủng hộ, nhưng tỷ lệ con em thành đạt của xã còn ít nên số tiền thu được không đáng là bao. Hiện cả xã mới chỉ có được một thư viện đồng quê do con em về xây dựng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm139
  • Hôm nay29,585
  • Tháng hiện tại329,813
  • Tổng lượt truy cập85,236,849
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây