Học tập đạo đức HCM

Gìn giữ thương hiệu làng nghề, Đại Bái ấm no

Thứ hai - 17/10/2016 08:49
Làng Đại Bái, xã Đại Bái (Gia Bình - Bắc Ninh) là làng cổ nổi tiếng với nghề gò đúc đồng. Điều đáng quý là, nghề truyền thống này được dân làng gìn giữ, phát triển, mang lại nguồn thu nhập ổn định, tạo việc làm cho con em địa phương và lao động vùng phụ cận.

Phát triển làng nghề ngày càng thu hút lao động ở địa phương và vùng phụ cận.

Theo sử liệu còn lưu giữ, từ xa xưa, Đại Bái đã có nghề phục chế và sản xuất đồ đồng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình và sản xuất nông nghiệp. Ban đầu dân làng chỉ làm xoong nồi thô sơ, sau mới có ấm, mâm, chậu thau và đến đầu thế kỷ XI mới phát triển mạnh nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền. Dân làng tôn ông là “Tiền tiên sư” bởi ông là người  tổ chức sản xuất cho làng nghề và sáng tạo mẫu. Nhờ được tổ chức sản xuất hoàn chỉnh, sản phẩm của làng nghề Đại Bái nhanh chóng phát triển với sự nâng cao rõ rệt về kỹ thuật luyện đồng: lấy đất sét bờ sông xây lò đúc, lấy bùn ao nhào với tro trấu làm nơi luyện đồng, đồng pha kẽm làm đồng thau…

Trải qua nhiều thăng trầm, làng nghề đúc đồng Đại Bái đã không dừng lại ở trình độ thủ công ban đầu mà phát triển mở rộng sang các loại hình đòi hỏi trình độ cao như chạm khắc hàng mỹ nghệ, hàng trang trí, gia dụng bằng đồng mạ bạc như các bình hoa, đồ trà, rượu, tranh gò đồng nổi… Ngày nay, Đại Bái không chỉ giữ gìn được nghề truyền thống mà còn phát triển mạnh mẽ với những hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh. Toàn xã hiện có 800 hộ (chủ yếu ở thôn Đại Bái) làm nghề đúc đồng và các loại hình dịch vụ phụ trợ như vận tải, thu gom vật liệu, trưng bày sản phẩm…, góp phần giải quyết việc làm cho trên 3.780 lao động địa phương và vùng phụ cận. Người dân làm nghề đã cải tiến kỹ thuật và tư trang, tự chế ra máy móc như máy cán, máy dập, máy đánh bóng; tự tìm kiếm thị trường xuất khẩu, khẳng định được vị thế của làng nghề thủ công truyền thống trong thời hội nhập.

Đẩy mạnh phát triển làng nghề cũng là điều kiện thuận lợi để xã Đại Bái triển khai hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Trao đổi về vấn đề này, ông Đinh Gia Khoa, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Sau hơn 5 năm triển khai XDNTM, Đại Bái đã đạt 17/19 tiêu chí, còn 2 tiêu chí chưa đạt  là môi trường và hộ nghèo. Trong quá trình triển khai, chính quyền xã đã nỗ lực huy động sức dân, tập trung mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình hỗ trợ kinh phí, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM. Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhưng xã luôn xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho bà con là yếu tố quan trọng, do đó từng bước khắc phục, làm đến đâu chắc đến đó.

Trên cơ sở quy hoạch chung đã được thông qua, xã triển khai thực hiện sản xuất 2 vụ lúa với tổng diện tích 303,47ha; vùng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản 56,73ha. Toàn xã có 7 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đưa cơ giới hóa vào sản xuất, việc quy hoạch sản xuất, giao thông thủy lợi nội đồng được đầu tư nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Hàng năm xã cũng tổ chức mở các lớp học nghề như: gia công tiện, chạm khảm ngũ khí, chăn nuôi, trồng trọt. Các nghề mới được duy trì và phát triển, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi trong nông thôn như nghề cơ khí, xây dựng, chế biến lương thực… Hoạt động thương mại dịch vụ cũng phát triển mạnh, nhờ có Quốc lộ 17, Tỉnh lộ 284 chạy qua địa bàn xã với tổng chiều dài khoảng 5km, giúp các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp bày bán các mặt hàng dân dụng, đồ thờ cúng, trang trí một cách thuận lợi. Ngoài ra, xã cũng có chợ ở vị trí thuận tiện cho việc giao thương nên các cửa hàng bán tạp hóa hoạt động có hiệu quả, phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong và ngoài xã.

Thực tế cho thấy, Đại Bái cần tiếp tục tuyên truyền, vận động để người dân thực sự thấy được XDNTM mang lại nhiều lợi ích cho chính người dân. Đảng viên, đội ngũ cán bộ xã được phân công cần lắng nghe để hiểu và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện các tiêu chí còn lại đúng kế hoạch đề ra.

Đại Bái huy động tổng nguồn lực XDNTM được 65.215,4 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương và tỉnh là 46.494 triệu đồng, chiếm 71,29%; ngân sách xã 18.721,4 triệu đồng, chiếm 28,71%. Đến nay, xã đã đạt 17/19 tiêu chí, phấn đấu cán đích NTM trong năm 2016.
 

Theo: Sơn Đức/kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập590
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại776,663
  • Tổng lượt truy cập93,154,327
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây