Học tập đạo đức HCM

Giỏi kỹ thuật, nhà nông thành tỷ phú

Chủ nhật - 26/04/2015 20:14
Nghề trồng hoa cây cảnh đã biến vùng đất nghèo vùng ven TP.Tuy Hòa (Phú Yên) trở nên trù phú với nhiều gương tỷ phú nông dân.

Bất kỳ mùa nào, làng hoa cây cảnh xã Bình Kiến (Tuy Hòa) cũng xanh mát với những dải vườn được bà con chăm tưới. Nghề trồng mai, quất, hồng, cúc, vạn thọ... phát triển mạnh mẽ trong khoảng 20 năm qua đã biến vùng đất nghèo trở nên trù phú.

Nông dân kỹ thuật

 

Gioi ky thuat, nha nong thanh ty phu
Ông Lê Văn Liêm ở xã Bình Kiến (Tuy Hòa) chăm sóc vườn mai trên 1.000 chậu.  Ảnh: Hùng Phiên
Gia đình ông Trần Văn Chín (40 tuổi, ở thôn Phú Vang, Bình Kiến), từ nhà diện nghèo cách đây mươi năm, hiện có thu nhập 300 triệu đồng/năm từ nghề trồng mai, quất; là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Ông Chín nhớ lại, khi cưới vợ, cha mẹ ông cho 5 sào đất để lập nghiệp. Thế nhưng vùng cát pha này trồng hoa màu không mấy kết quả, ông chuyển sang trồng cây hoa cảnh. Không có vốn đúc chậu, ông đã được Hội Nông dân xã tín chấp vay vốn ngân hàng 20 triệu đồng. 100 chậu mai những năm đầu đối với ông là một thử thách. Bởi cái khó không chỉ vốn đầu tư, mà khó nhất là kỹ thuật chăm sóc, tạo dáng. Lân la tự học, rồi ông theo bám các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng hoa kiểng. Rồi tích góp, vay thêm vốn để mở rộng, vườn nhà ông thường xuyên có trên 1.000 chậu mai, quất. Không chỉ dịp tết, ông Chín xuất bán quanh năm các loại mai lá.

Theo ông Chín, bán mai lá tuy không đậm tiền bằng mai ra hoa nhưng có đầu ra quanh năm. Giá mai lá từ vườn lúc này là 400.000 - 500.000 đồng/chậu, mỗi năm ông bán 200 - 250 chậu là có 100 triệu đồng. “Phải canh cho hoa nở đúng kỳ, chủ động bắt tay với thương lái, nắm kỹ nóng lạnh thị trường là có thể kiếm được hàng trăm triệu đồng. Cây mai tết có cái lợi là nếu không bán được thì để lại tiếp tục chăm, giá trị cây hoa càng tăng cao. Gần 10 năm nay, tôi nhập nhiều giống quất, chanh cảnh mới về trồng, mỗi năm chiết ghép khoảng 4.000 chậu để cung cấp cho các nhà vườn. Làm cây giống ít tốn diện tích đất, tính ra 1m2 đất tôi kiếm được khoảng 300.000 đồng/năm”.

Nắm bắt nhu cầu thị trường

Còn theo bà Nguyễn Thị Lan - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Kiến, nghề trồng hoa cây cảnh không quá khổ nhọc nhưng đòi hỏi sự cần cù, chịu khó học hỏi và linh hoạt với thị trường. “Vùng này, nông dân triệu phú đi đầy đường. Danh sách nông dân sản xuất giỏi của xã, có thu nhập mỗi năm vài trăm triệu đồng, hiện đã trên 1.500 hộ. Thế nhưng nghề hoa cảnh cũng chẳng dễ dàng gì, phải miệt mài chăm tưới, phải ngày càng hoàn thiện kỹ thuật, mới có được những chậu cây hoa có giá trị. Anh thấy đó, ở đây không có mét đất nào bỏ hoang”- bà Lan cho hay.

Cũng theo bà Lan, nông dân địa phương đã gặp không ít trắc trở để chuyển từ kiểu làm ăn tự cung tự cấp sang kiểu làm nông sản hàng hóa. Ban đầu, bà con làm theo phong trào, kiểu “thấy người ta làm thì mình cũng làm”. Thế nhưng rồi qua thử thách với thị trường, người dân mỗi vùng thổ nhưỡng đều chọn ra cây, con thế mạnh của mình. Ví như vùng bán sơn địa thì định hình các trang trại trồng cây ăn quả, nuôi bò; vùng cát ven biển thì trồng hoa cảnh; vùng dọc Quốc lộ 1 thì tập trung các nghề gỗ mỹ nghệ, kinh doanh dịch vụ... “Nhiều hộ nông dân bây giờ đang chủ động tìm nguồn giống và kỹ thuật trồng các loại cây hoa mới. Họ biết rằng phải làm đa dạng các loại cây hoa thì mới tìm thêm được thị trường, tránh các đợt khủng hoảng thừa, phải chấp nhận bán sản phẩm giá rẻ”- bà Lan cho biết thêm.

Ông Hồ Đức Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP.Tuy Hòa nhìn nhận: “Điểm nhấn kinh tế của các xã ven đô Tuy Hòa là chuyên canh hoa cây kiểng và rau màu. Các làng nghề truyền thống sinh vật cảnh luôn có sự nối tiếp đội ngũ nghệ nhân có tay nghề, thường xuyên giao lưu học hỏi để nâng cao giá trị sản phẩm. Đất không thể sinh sôi nên bà con nông dân xác định phải tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, nắm bắt nhu cầu thị trường để thu lợi cao nhất trên từng mét vuông. Bình Kiến trở thành xã đầu tiên của tỉnh đạt 19 tiêu chí, đang đề nghị công nhận xã NTM”.

   Theo ông Đỗ Ẩn - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Kiến, địa phương xác định làm NTM không thể là chuyện “làm theo thành tích”. Chính quyền luôn bám sát nhu cầu phát triển của người dân ở mỗi địa hình thổ nhưỡng. Việc huy động nguồn lực đầu tư cũng phải theo trọng điểm, mang lại hiệu quả rõ rệt, chứ không thể tràn lan, mỗi chỗ một chút”.   
Nguồn: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập863
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại759,183
  • Tổng lượt truy cập93,136,847
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây