Học tập đạo đức HCM

Gỡ khó trong bảo vệ môi trường

Thứ ba - 28/10/2014 02:22
Môi trường là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là tiêu chí mà hiện hầu hết các địa bàn NTM trong tỉnh Quảng Ninh vẫn còn yếu và thiếu. Chính vì vậy, thời gian qua các cấp, ngành, địa phương đã xây dựng và triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường khu vực nông thôn.
Cách làm của Đông Triều
 
Đến nay, huyện Đông Triều (Quảng Ninh) đã có 11/19 xã về đích NTM. Hiện, địa bàn có 100% hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp, đạt 100%; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định tại 18/19 xã (đạt 95%)...
Cũng như 19 xã khác trên địa bàn huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), xã  Kim Sơn cũng từng là một điểm nóng về công tác môi trường do việc thu gom, xử lý rác thải chưa tập trung; bên cạnh đó ô nhiễm về khói bụi từ đường QL18 cũng như các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Thế nhưng, bây giờ đến Kim Sơn có thể thấy một diện mạo rất mới từ những tuyến đường liên thôn, liên xã khang trang, sạch đẹp. Nỗi lo về môi trường ở đây cũng đã từng bước được giải quyết. 
 
Khi tìm hiểu về vấn đề này, bà Hà Thị Hiến - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã đã thành lập Tổ thu gom rác và giao cho Hội Phụ nữ xã đảm nhận và quản lý, vì vậy rác thải được thu gom ngay trong ngày đảm bảo không bị ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Ở Kim Sơn, tỷ lệ hộ gia đình tham gia thực hiện thu gom rác thải tập trung đến nay đạt trên 95%. Số hộ do khu vực sống quá xa khu dân cư cũng đã được xã tuyên truyền, phổ biến cách chôn lấp rác hợp vệ sinh.
 
Bà Nguyễn Thị Sồi, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ Vệ sinh môi trường Kim Sơn phấn khởi cho biết: Ngày xưa, dân Kim Sơn vứt rác bừa bãi chứ bây giờ họ thực hiện rất nghiêm túc. Vì rác thải vứt bừa bãi vừa gây mất vệ sinh cho chính gia đình mình, hơn nữa cũng bị mọi người phê bình. "Chị em trong HTX chúng tôi ngoài thu gom rác cũng là tuyên truyền viên tích cực. Không chỉ kêu gọi bà con đổ rác đúng nơi, đúng điểm quy định mà còn tranh thủ hướng dẫn bà con phân loại rác. Cứ ngày nào thu gom rác cũng nói một chút, lâu dần bà con cũng "ngấm"...", bà Sồi khẳng định. 
 
Ngoài nỗ lực tự thân của các xã, bài toán môi trường đang được huyện Đông Triều chỉ đạo, đôn đốc và hỗ trợ rất tích cực. Nhờ những giải pháp này, đến nay huyện Đông Triều đã có 11/19 xã về đích NTM. Hiện, địa bàn có 100% hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp, đạt 100%; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định tại 18/19 xã (đạt 95%)...
 
Phong trào đi vào thực chất
 
Ông Hoàng Đình Sáu, Phó trưởng Ban Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh cho biết: Đến nay, ở hầu hết các địa phương thực hiện NTM tiêu chí môi trường là tiêu chí cuối cùng, cũng là tiêu chí vô cùng khó khăn mà các địa phương chưa thực hiện được. Nguyên nhân thì có rất nhiều như: Ý thức của người dân về vệ sinh môi trường chưa đồng đều; nhiều nơi chưa có bãi rác tập trung, chưa thực hiện thu gom rác tập trung; đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải, chất thải tương đối khó khăn... Tuy nhiên, do đây gần như là tiêu chí cuối cùng trong xây dựng NTM, nên các địa phương đều đang dồn lực cho vấn đề này.
 
Theo đó, các địa phương trong tỉnh đã và đang tích cực tìm và đề xuất địa điểm quy hoạch xử lý rác thải, cũng như khu vực đặt nhà máy xử lý rác phù hợp với quy hoạch của tỉnh, đưa vào quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá xác định thời gian hoạt động còn lại đến khi đóng cửa các bãi rác có quyết định chấp thuận địa điểm, phê duyệt quy hoạch; đối với những bãi rác chưa có quyết định chấp thuận địa điểm, xem xét khả năng hợp thức hoá bãi rác, trong trường hợp không khả thi cần có phương án đóng cửa.
 
Song song với đó, tại các địa bàn NTM, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể đã và đang vào cuộc tích cực trong việc phát động, triển khai nhiều phong trào, mô hình về bảo vệ môi trường hay như "Vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm" vào ngày 24 hàng tháng hoặc thứ bảy tuần cuối tháng, "5 không, 3 sạch" do Hội Phụ nữ làm nòng cốt; "Ngày thứ bảy tình nguyện", "Ngày chủ nhật xanh" của Đoàn Thanh niên; "Xanh - sạch - đẹp" trong các trường học...
 
Xuân Quảng
Theo: citinew.net
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập614
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại793,676
  • Tổng lượt truy cập93,171,340
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây