Học tập đạo đức HCM

Hà Nội nỗ lực vượt chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 21/07/2015 07:41
Chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc giai đoạn 1 của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn TP.
Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, bà Hoàng Thị Huyền – Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội nhận định, với tiến độ như hiện nay, khả năng TP sẽ vượt được mục tiêu đề ra.
Bà đánh giá như thế nào về kết quả xây dựng NTM toàn TP tính đến thời điểm hiện nay?
- Tính đến hết tháng 6/2015, toàn TP đã có 109/386 xã được UBND TP công nhận xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 28,23%. Kết quả đạt được đến nay là tương đối khả quan so với mục tiêu đặt ra. Theo kế hoạch, trong năm 2015, TP sẽ có thêm 55 xã đạt chuẩn NTM, như vậy là sẽ hoàn thành mục tiêu có 40% số xã đạt chuẩn NTM khi kết thúc giai đoạn 1. Dù TP đặt mục tiêu có thêm 55 xã về đích trong năm nay, song các huyện, thị xã đăng ký lên tới con số 100 xã đạt NTM. Qua báo cáo đánh giá của các địa phương, hiện có 17 xã tự chấm điểm đạt 19 tiêu chí NTM. Ngoài ra còn có 141 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 – 18 tiêu chí, 119 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 – 14 tiêu chí. Tại thời điểm này, các địa phương đang hoàn thiện hồ sơ gửi lên Văn phòng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Chương trình 02 TP, từ đó Văn phòng sẽ tham mưu BCĐ tổ chức các đoàn kiểm tra đánh giá, chấm điểm.

 
Trường Mầm non đạt chuẩn nông thôn mới của xã Tân Hội, huyện Đan Phượng. Ảnh: Quang Thiện
Trường Mầm non đạt chuẩn nông thôn mới của xã Tân Hội, huyện Đan Phượng. Ảnh: Quang Thiện
Theo nhận định của bà, trong số 100 xã đăng ký năm nay sẽ có khoảng bao nhiêu xã có khả năng về đích?
- Với kinh nghiệm nhiều năm theo dõi, chỉ đạo công tác xây dựng NTM, tôi nhận định trong 100 xã đăng ký về đích năm nay khả năng sẽ có khoảng 65 – 70 xã đạt chuẩn. Như vậy, khả năng Hà Nội sẽ vượt được chỉ tiêu số xã hoàn thành NTM theo kế hoạch đề ra đến năm 2015 là hoàn toàn có cơ sở.
Mặc dù đã đạt được kết quả khả quan, song có thể nhận thấy đang có sự chênh lệch đáng kể giữa các địa phương trên địa bàn TP trong xây dựng NTM. Bởi thực tế có huyện đã có tới 10 - 13 xã đạt chuẩn NTM nhưng có huyện, thị xã chỉ có 1 – 3 xã. Tại sao có sự chênh lệch này, thưa bà?
- Đúng là về tổng thể, toàn TP đạt được kết quả khá tốt trong xây dựng NTM, tuy nhiên kết quả đạt được không đồng đều giữa các địa phương. Sự chênh lệch này có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, do xuất phát điểm các địa phương khác nhau. Thủ đô Hà Nội sau khi hợp nhất rất rộng lớn, điều kiện tự nhiên đa dạng, có xã đồng bằng, có xã đồi gò và có xã miền núi, dân tộc. Thứ hai, điều kiện về kinh tế - xã hội của các địa phương cũng khác nhau. Thứ ba, nguồn lực của các xã có sự chênh lệch, ví dụ các huyện ven đô thì việc huy động nguồn lực, đấu giá đất thuận lợi hơn. Tuy nhiên cũng cần phải nói đến một nguyên nhân chủ quan, mặc dù TP đã chỉ đạo quyết liệt và các huyện, thị xã cũng quan tâm chỉ đạo nhưng nơi này nơi kia vẫn còn một số địa phương chưa tập trung chỉ đạo cao độ nên kết quả xây dựng NTM đạt được còn hạn chế. Mặc dù vậy, theo tôi, đến nay về phương hướng, cách làm, các địa phương đều cơ bản nắm rõ nên khó khăn hiện nay chủ yếu là xuất phát điểm và nguồn lực của các xã.
Lại nói về câu chuyện nguồn lực, hiện nay, đa số các tiêu chí chưa đạt của các xã đều là tiêu chí cần kinh phí như trường học, cơ sở vật chất văn hóa, giao thông... Theo bà, cần có giải pháp gì để tháo gỡ cho các địa phương?
- BCĐ Chương trình 02 TP có chỉ đạo tới các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động cả hệ thống chính trị đồng lòng chung sức tham gia xây dựng NTM. Đặc biệt là huy động các nguồn lực đa dạng tập trung cho xây dựng NTM như nguồn lực từ Nhà nước, Nhân dân, DN, con em đi xa về xây dựng quê hương. Hiện nay, nguồn lực ở cấp xã chủ yếu là đấu giá đất xen kẹt. Do đó, BCĐ Chương trình 02 TP đã chỉ đạo các huyện, thị xã đẩy mạnh đấu giá đất, tạo nguồn lực xây dựng NTM. Sở TN&MT, Sở QH -KT và các sở, ngành liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương về thủ tục và đã phê duyệt giá sàn đấu giá đất. Mặt khác, liên ngành Sở NN&PTNT, Tài chính, KH&ĐT cũng đã tham mưu trình HĐND, UBND TP xem xét phân bổ hỗ trợ tiếp kinh phí cho các địa phương đợt 2 năm 2015.
Ngoài đạt chỉ tiêu về số xã đạt chuẩn NTM, nhiệm vụ xây dựng các huyện NTM cũng khá quan trọng. Được biết, năm 2015, TP có 4 huyện đăng ký đạt huyện NTM. Theo đánh giá của bà, liệu có địa phương nào cán đích thành công không?
- Hiện nay, theo tiêu chuẩn đã có huyện Đan Phượng đủ điều kiện để đề nghị Bộ NN&PTNT là cơ quan thường trực của Văn phòng BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM T.Ư xem xét và trình Chính phủ thông qua. Các bước làm hồ sơ của huyện Đan Phượng đã xong và đầu tháng 7 vừa qua, BCĐ T.Ư và một số bộ, ngành liên quan đã đi thẩm định thực tế tại địa phương. Kết quả ban đầu, BCĐ T.Ư thống nhất với đề xuất của UBND TP và huyện Đan Phượng cũng được T.Ư đánh giá là một trong những huyện triển khai xây dựng NTM khá bài bản với phương pháp, cách làm khoa học. Kết quả đạt được trong xây dựng NTM của huyện Đan Phượng tương đối cao hơn so với các huyện NTM khác. Hiện nay, Văn phòng BCĐ Chương trình 02 TP đã hướng dẫn huyện Đan Phượng chỉnh sửa hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét công nhận huyện NTM và gửi lên Văn phòng BCĐ T.Ư xem xét lần cuối trước khi trình Chính phủ.
Ngoài huyện Đan Phượng, TP còn 3 huyện là Thanh Trì, Đông Anh và Hoài Đức cũng đăng ký đạt huyện NTM trong năm nay. Đối chiếu với các quy định của T.Ư, các huyện này cơ bản đã đủ điều kiện đăng ký xét duyệt huyện NTM. Theo đánh giá của tôi, khả năng các huyện này sẽ đạt được bởi qua kiểm tra thực tế, cả 3 huyện đều đang quyết tâm cao độ, chỉ đạo cả hệ thống cùng vào cuộc cũng như đầu tư về nhân lực, vật lực để phấn đấu hoàn thành các xã đạt chuẩn NTM.
Chỉ còn vài tháng nữa là sẽ sơ kết giai đoạn 1 (2011 - 2015) của chương trình xây dựng NTM trên địa bàn TP. Từ nay đến cuối năm, Văn phòng BCĐ Chương trình 02 TP sẽ triển khai các biện pháp gì để đạt được mục tiêu xây dựng NTM theo kế hoạch đề ra?
- Trước hết, BCĐ TP sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai xây dựng NTM của các địa phương để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trên thực tế. Qua đó có hướng chỉ đạo tháo gỡ nhằm giúp địa phương sớm hoàn thành chương trình xây dựng NTM theo kế hoạch đề ra. Mặt khác, như tôi đã nói ở trên, BCĐ Chương trình 02 TP cũng như các sở, ngành sẽ tích cực tham mưu các biện pháp hỗ trợ về mặt kinh phí cho các địa phương. Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo các huyện tăng cường tuyên truyền, huy động sức mạnh tổng lực của cả hệ thống chính trị cùng tham gia chương trình xây dựng NTM.
Trong công tác tham mưu chỉ đạo thực hiện, một điểm đáng chú ý là năm nay diễn ra Đại hội Đảng các cấp, khoảng thời gian cuối năm là lúc các địa phương tập trung kiện toàn đội ngũ cán bộ sau Đại hội. Do đó, Văn phòng BCĐ Chương trình 02 TP đã tham mưu BCĐ có văn bản đề nghị các địa phương, nếu xã nào xong hồ sơ đề nghị thẩm định NTM thì sẽ tổ chức các đoàn đi thẩm định càng sớm càng tốt, không nhất thiết là phải đợi đến cuối năm. Theo tinh thần đó, đến nay, đã có huyện Đông Anh đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ của các xã.
Xin cảm ơn bà!
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng - Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 02 TP đã có ý kiến chỉ đạo Sở Nội vụ sớm hoàn thiện thủ tục, trình UBND TP ra quyết định về việc thành lập "Văn phòng điều phối nông thôn mới" của TP Hà Nội. Thời gian hoàn thành trong quý III/2015. Đây là nhiệm vụ triển khai theo Quyết định 1996/QĐ-TTg ngày 4/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng điều phối giúp Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trước đó, ngày 1/6/2015, Sở NN&PTNT đã có Tờ trình số 1005/SNN-TC trình Sở Nội vụ về việc thành lập Văn phòng điều phối NTM của TP. (Hải Long)
Thắng Văn
Theo: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập662
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại801,027
  • Tổng lượt truy cập93,178,691
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây