Học tập đạo đức HCM

Hải Ninh xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy - 06/04/2013 10:26
Xã miền biển Hải Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) có 1.200 hộ với 5.150 nhân khẩu, hơn 3.000 lao động, trong đó 60% số lao động tham gia đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề chăn nuôi, trồng trọt. Từ một xã vùng bãi ngang nghèo nhất nhì ở huyện Quảng Ninh, nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, Hải Ninh đang khởi sắc từng ngày và phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới vào năm 2020.
Đội tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Hải Ninh.
 

Giảm nghèo từ nghề biển

Toàn xã Hải Ninh có 530 phương tiện đánh bắt hải sản trên biển, trong đó tàu công suất từ 90 CV đến 220 CV có 12 chiếc. Trong những năm gần đây, nhờ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nhiều hộ gia đình ở Hải Ninh đã đầu tư mua sắm được hàng trăm chiếc tàu đánh cá có công suất cao, cho nên sản lượng đánh bắt và xuất khẩu các loại như cá hố, cá khoai, cá nục, ghẹ, ốc... ngày càng tăng lên, thu nhập ngày càng cao, đời sống của ngư dân có nhiều chuyển biến đáng kể. Năm qua, Hải Ninh đánh bắt được hơn 2.050 tấn hải sản, thu được 10 tỷ đồng, chiếm 30% tổng thu nhập của cả xã.

Thôn Cừa Thôn có 365 hộ gia đình, thì có đến hơn 200 hộ làm nghề biển. Hằng năm, Cừa Thôn có nhiều hộ gia đình thu nhập khá cao từ đi biển. Tiêu biểu như ngư dân Nguyễn Kiếm thu nhập gần 100 triệu đồng, ngư dân Mai Sỹ thu lãi được hơn 90 triệu đồng, ngư dân Ngô Tý, Ngô Thương, Nguyễn Thị Huế thu nhập hàng chục triệu đồng/năm...

Cùng với đẩy mạnh đánh bắt hải sản, Cừa Thôn thành lập được Hợp tác xã mua bán, chế biến thủy sản lớn nhất ở huyện Quảng Ninh. Với số vốn ban đầu thành lập chưa đầy 200 triệu đồng do 10 xã viên đóng góp, đến nay, các sản phẩm của Hợp tác xã như cá khô, nước mắm, mắm ruốc đã được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, tìm đến đặt quan hệ giao dịch. Ngoài thị trường trong tỉnh, sản phẩm của Hợp tác xã còn được xuất bán ở thị trường nhiều tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng và nhiều tỉnh Tây Nguyên..., hằng năm đạt doanh thu hàng tỷ đồng...

Vươn lên nhờ nông nghiệp

Ở Quảng Bình, có nhiều nơi sản xuất khoai gieo, nhưng nhắc đến khoai gieo có "thương hiệu", người ta thường biết đến khoai gieo Hải Ninh. Từ chỗ chỉ một vài hộ trồng thử nghiệm theo lối nhỏ lẻ, tự phát, đến nay, tất cả 100% hộ gia đình ở Hải Ninh đều có mảnh vườn trồng khoai lang, với tổng diện tích lên đến 55 ha.

Tuy không phải là nghề gia truyền, cũng chẳng có bí quyết gì, nhưng bằng kinh nghiệm dân gian của nhiều năm sản xuất khoai gieo, người Hải Ninh có phương pháp chế biến khoai gieo khá độc đáo, nhưng đưa lại chất lượng sản phẩm cao. Khoai lang sau khi được thu hoạch về, người Hải Ninh đem phơi nắng trên cát khoảng hai ngày, sao cho vỏ củ khoai săn lại, sau đó đem ủ kín 8 - 10 ngày làm cho củ khoai chuyển tinh bột thành đường. Sau khi ủ xong, người làm khoai gieo đem khoai vào luộc từ 2 đến 3 giờ, nước đổ đến ngập củ làm cho khoai mềm ra. Sau khi luộc xong, củ khoai mềm, dẻo, không còn bột, người ta mới xắt khoai thành lát mỏng đem phơi nắng.

Để cho chất lượng khoai luôn ngon và bảo đảm vệ sinh, công đoạn phơi khoai ở Hải Ninh cũng đã trở thành một "công nghệ" riêng chỉ ở đây mới có. Người làm khoai gieo ở Hải Ninh dùng cây rươi (giống như cây năn) lót một lớp dưới mặt cát để làm dàn phơi. Những ngày trời nắng, người ta đem khoai phơi từ 7 đến 9 ngày là được. Nhờ củ khoai không còn tinh bột mà chỉ có đường, nên cho dù phơi được nhiều nắng, nhưng lát khoai vẫn mềm, dẻo, ươn ướt, khô mà không cứng và rất ngọt. "Tiếng lành đồn xa", đã nhiều năm nay, "đặc sản" khoai gieo của vùng cát Hải Ninh được thị trường tiêu thụ ưa chuộng, nhiều đại lý ở Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế... tiêu thụ.

Từ củ khoai lang vùng cát rẻ mạt đến đặc sản khoai gieo vùng cát khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường, người Hải Ninh đang từng bước thoát nghèo và vươn lên có cuộc sống khấm khá hơn trước.

Bộ mặt nông thôn mới

Kinh tế phát triển, đời sống được nâng lên, người dân Hải Ninh càng có thêm điều kiện để xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Đến nay, các cơ sở hạ tầng nông thôn ở Hải Ninh đã được đầu tư ngày càng hoàn thiện. Hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn đã được mở rộng và được kiên cố hóa; tỷ lệ nhà xây kiên cố chiếm đến 98,5%; 85% số hộ dân ở Hải Ninh có xe máy; hơn 90% số hộ có ti-vi và các phương tiện nghe nhìn khác; 100% số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia và dùng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 20% theo chuẩn mới; thu nhập bình quân theo đầu người đạt 16 triệu đồng/năm.

Mặc dù không phải là xã được chọn làm điểm của tỉnh, của huyện, sự đầu tư của Nhà nước chưa nhiều, nhưng từ khi triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, Hải Ninh đã đạt được tám tiêu chí là: hệ thống chính trị, an ninh trật tự, thu nhập của người dân, điện nông thôn, quy hoạch, bưu điện văn hóa xã, y tế và nhà ở.

Những kết quả bước đầu đã đạt được trong thời gian qua chính là động lực quan trọng để Hải Ninh phấn đấu từ nay đến năm 2015 đạt thêm sáu tiêu chí, và đến năm 2020 quyết tâm hoàn thiện đủ 19 tiêu chí, trở thành xã nông thôn mới của huyện Quảng Ninh theo lộ trình đã được phê duyệt.

Bài, ảnh: HÀ TRƯƠNG
Theo nhandan.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập393
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại865,566
  • Tổng lượt truy cập92,039,295
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây