Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả dự án hỗ trợ phụ nữ nghèo

Thứ ba - 08/11/2016 10:20
Người tham gia dự án sẽ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, được cung cấp những kỹ năng giúp cải thiện sinh kế, đa dạng hóa sản xuất và tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực có sẵn...

 

09-42-49_dscn3109
Mô hình cây màu hỗ trợ sinh kế bền vững cho phụ nữ nghèo ở ấp Sa Mâu (xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành – Sóc Trăng). Ngoài hỗ trợ chị em phụ nữ còn được hỗ trợ thêm các kiến thức KHKT trong trồng hoa màu.
 

Sau hai năm triển khai thực hiện Dự án “Hỗ trợ sinh kế bền vững cho phụ nữ nghèo và nạn nhân của bạo hành gia đình và buôn bán” tại 6 xã thuộc huyện Châu Thành và thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), do Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (Đức) tài trợ với tổng vốn dự án là 4 tỷ đồng; với mục tiêu chính là tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề thủ công, dịch vụ của phụ nữ nghèo và giảm thiểu đáng kể số trường hợp bạo hành gia đình, ngăn chặn các vụ mua bán phụ nữ, góp phần ổn định xã hội ở các xã dự án.

Dự án là sự hợp tác giữa Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng. Đến nay, Ban quản lý dự án đã thành lập các nhóm hỗ trợ Phụ nữ tại cộng đồng, hình thành 331 nhóm Phụ nữ tiết kiệm, 3 Câu lạc bộ Niềm tin nhân đôi, nỗi buồn chia hai, với 7.015 thành viên.

Theo bà Trịnh Kim Ngân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng, thông qua dự án, các hộ, phụ nữ tham gia dự án sẽ được cải thiện đời sống về cả vật chất và tinh thần, tạo việc làm, giảm tỷ lệ nghèo tại các vùng dự án cũng như nâng cao tính cộng đồng. Người tham gia dự án sẽ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, được cung cấp những kỹ năng giúp cải thiện sinh kế, đa dạng hóa sản xuất và tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực có sẵn. Dự án cũng tổ chức các lớp tuyên truyền kỹ năng sống, ứng xử trong gia đình, phổ biến kiến thức pháp luật, các lớp nói chuyện chuyên đề để giúp phụ nữ hiểu hơn về bạo hành giá đình và ngăn chặn các vụ mua bán phụ nữ.

“Qua khảo sát của Ban Quản lý Dự án cho thấy, có 80% hộ nghèo thuộc nhóm mục tiêu được tăng thu nhập gia đình, trong đó tăng ít nhất 30% thu nhập bình quân của hộ nghèo tham gia Dự án, thông qua các hình thức hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển kinh tế gia đình trong chăn nuôi và mua bán nhỏ…” – bà Ngân chia sẻ.

Theo Phương Nghi/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập442
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại842,993
  • Tổng lượt truy cập93,220,657
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây