Học tập đạo đức HCM

Hiệu qủa từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 21/12/2014 01:36
    
 
Bộ mặt nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đang đổi thay từng ngày theo hướng khang trang hơn, sạch đẹp hơn, đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội chuyển biến rõ nét do các địa phương đã phát huy được thế mạnh riêng của mình để xây dựng nông thôn mới (NTM).


Chung tay cả hệ thống chính trị và người dân
Được xác định là một chương trình trọng tâm, trọng điểm, nên ngay từ khi triển khai Chương trình xây dựng NTM, công tác tuyên truyền đã được các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung cao độ, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, để làm sao chuyển tải đến với mỗi người dân thấy được ý nghĩa lớn lao của chương trình theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Chính vì vậy, việc triển khai lập đề án qui hoạch chi tiết cho việc xây dựng NTM cũng sớm hoàn thành, cùng với đó là thành lập các Ban chỉ đạo các cấp đã tạo điều kiện cho Chương trình xây dựng NTM ở các địa phương được thuận lợi, đồng bộ.
Năm 2014, Chương trình Xây dựng NTM đã bố trí 5.328 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất đầu tư cho 45 xã của 8 huyện thị bao gồm  97 mô hình sản xuất. Gồm: 32 mô hình trồng trọt, 46 mô hình chăn nuôi, 14 mô hình nuôi trồng  thủy sản, 5 mô hình hỗ trợ phát triển thương hiệu.
Ngoài ra Tỉnh đã bố trí kinh phí sự nghiệp qua Trung tâm Khuyến Nông Lâm ngư tỉnh và Chi cục Nuôi trồng thủy sản để triển khai sản xuất thử nghiệm nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nhằm phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, góp phần đẩy nhanh giảm nghèo, nâng cao thu nhập.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm, đầu tư nâng cấp, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất và thiết yếu sinh hoạt của người dân ở nông thôn. Năm 2014, nguồn vốn trực tiếp xây dựng NTM của ngân sách là 83 tỷ đồng, tăng 36% so với 2013, UBND Tỉnh đã phân bổ cho 41 xã với 52 hạng mục công trình thiết yếu thuộc kết cấu hạ tầng nông thôn để hỗ trợ thực hiện các tiêu chí về NTM, trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các xã hoàn thành giai đoạn 2014, 2015. Bao gồm: 19 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học; 19 tuyến đường giao thông; 4 công trình thủy lợi; 6 nhà văn hóa xã; 01 công trình trụ sở xã; 02 công trình cấp, thoát nước. Các Sở, địa phương trong năm 2014 tổng nguồn vốn từ các chương trình, dự án  đã được lồng ghép trong xây dựng nông thôn mới  (liên quan đến 19 tiêu chí) trên địa bàn Tỉnh năm 2014 là 118 tỷ đồng, để đầu tư xây dựng 111 công trình hạ tầng thiết yếu, tập trung ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, …

Thu hoạch mũ cao su ở huyện Nam Đông

Nông thôn “thay da, đổi thịt”
Có thể thấy, trong Chương trình xây dựng NTM, việc chú trọng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông nông thôn và hệ thống điện, trường học, trạm y tế… được các địa phương, mà cụ thể là các xã được chọn làm điểm đặc biệt quan tâm. Đa số các xã đã huy động được sức dân tham gia xây dựng hạ tầng bằng việc huy động nhân dân góp ngày công, hoặc hiến đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng hạ tầng, thể hiện rõ ràng sự đồng thuận và quyết tâm của nhân dân trong xây dựng NTM, đồng thời cũng khẳng định, đây là chủ thể của Chương trình xây dựng NTM.
Chỉ tính riêng huyện Nam Đông, phong trào hiến đất, hoa màu để xây dựng công trình công cộng được 211 hộ đóng góp quỹ đất 25.135 m2, giá trị đất và hoa màu hơn 590 triệu đồng, 3.635 ngày công lao động, 211 triệu đồng làm các công trình đường bê tông.
Rất nhiều địa phương đã tận dụng thế mạnh về điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế để làm nền tảng cho việc xây dựng NTM. Tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền bà con thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng như tăng mạnh về diện tích trồng mía, trồng hoa màu nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; đặc biệt địa phương cũng phát triển mạnh nghề thủ công truyền thống mà nổi bật là nghề Đan Lát đã góp phần tận dụng thời gian nông nhàn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.   
Đối với huyện Nam Đông, nét nổi bật trong xây dựng NTM là chuyển đổi và xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp như kinh tế vườn, trồng rừng kinh tế, cao su tiểu điền, V-A-R kết hợp... Toàn huyện Nam Đông có 560 ha vườn nhà có giá trị thu nhập đạt hơn 40 triệu đồng/ha; cải tạo vườn đồi, vườn rừng hơn 4.300 ha, trồng, chăm sóc và khai thác hơn 3.548 ha cây cao su. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh; nuôi ong lấy mật có 1.300 thùng, sản lượng mật ong đạt 52 tấn/năm... Huyện cũng thành lập được các tổ, nhóm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm giúp người dân tích cực đầu tư, bảo vệ, phát triển rừng.
Đến cuối năm 2014, tổng tiêu chí xã NTM ước đạt được toàn tỉnh: 1.307 tiêu chí/92 xã, bình quân số tiêu chí đạt 14,2 tiêu chí/1 xã, tăng 1,5 tiêu chí so với cuối năm 2013. Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có tổng cộng 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới: Xã Hương Hòa, xã Hương Giang, Hương Lộc (huyện Nam Đông), Quảng Phú (huyện Quảng Điền), Phong Hải, Phong An (huyện Phong Điền), Thủy Tân (thị xã Hương Thủy), Phú Thượng (huyện Phú Vang), tăng thêm bảy xã so với năm 2013.

Người dân thôn Đồng Bào, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền tự đóng góp ngày công và cát sạn
để bê tông hóa đường giao thông nông thôn ( ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ xi măng)

Phấn đấu có thêm từ 11 -12 xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2015
Năm 2015, UBND tỉnh đề ra mục tiêu có thêm từ 11 -12 xã đạt chuẩn NTM, đưa số xã đạt chuẩn NTM lên 19-20 xã (đạt tỷ lệ 20%); cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn được tăng cường; đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao .
   Để thực hiện thành công chỉ tiêu này, cần tiếp tục huy động sức mạnh của hệ thống chính trị tham gia thực hiện Chương trình; không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; phát huy vai trò của UBMT Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể các cấp; tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong chỉ đạo thực hiện Chương trình. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, làm cho mọi người dân hiểu rõ nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới “chủ thể là người dân”; tiếp tục phát động phong trào thi đua “ toàn dân chung sức xây dựng NTM”.
Tiến hành rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đề án xây dựng NTM cấp xã theo hướng tăng cường hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, có thị trường, phù hợp với từng địa phương. Tăng cường huy động, lồng ghép, bố trí các nguồn lực cho Chương trình xây dựng NTM để đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đề ra; đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực; huy động nguồn lực tại chỗ, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn.
Theo: thuathienhue.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập262
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm261
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,053
  • Tổng lượt truy cập90,245,446
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây