Học tập đạo đức HCM

Hiệu ứng đẹp từ Nghị định 41

Thứ hai - 20/01/2014 19:39
Qua 3 năm đi vào cuộc sống, Nghị định số 41/2010/NĐ- CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đã mở ra cơ hội thoát nghèo và tạo cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi địa phương, thực sự là đòn bẩy hiệu quả trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và XDNTM.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 67/1999/QĐ-TTg và giải pháp triển khai Nghị định 41 của Chính phủ. 

Để việc triển khai Nghị định 41 có hiệu quả, Agribank đã tích cực phổ biến, quán triệt nội dung của nghị định đến toàn bộ đội ngũ nhân viên trong toàn hệ thống. Ban hành các văn bản chỉ đạo phù hợp, như: Quyết định số 881/QĐ/HĐQT-TDHo ngày 16/7/2010 của Hội đồng quản trị Agribank về quy định thực hiện Nghị định 41; Quyết định số 909/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22/7/2010 của Hội đồng quản trị Agribank quy định về quy trình cho vay hộ gia đình cá nhân trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam; Văn bản số 5322/NHNo-TDHo ngày 12/10/2010 của Tổng giám đốc Agribank về việc hướng dẫn cho vay thông qua tổ vay vốn. Ký thoả thuận liên tịch với Trung ương Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đẩy mạnh cho vay kinh tế hộ thông qua tổ vay vốn.

Agribank cũng chỉ đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống quán triệt và triển khai đồng bộ các văn bản trên. Sau 3 năm thực hiện Nghị định 41, nhiều nông dân đã được tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương.

Tại Thanh Hóa, nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của Nghị định 41 trong việc thực hiện chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời cũng là cơ hội cho hệ thống Agribank phát triển hoạt động kinh doanh, thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, khẳng định vai trò chủ đạo trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, Agribank Thanh Hóa đã tập trung đấu mối với các cấp, ngành để tích cực triển khai thực hiện, kịp thời đưa vốn về cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Trong những năm qua, nguồn vốn huy động của Agribank Thanh Hóa tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Tính đến 31/10/2013, tổng nguồn vốn huy động đạt 13.180 tỷ đồng, tăng 6.100 tỷ đồng (tương đương 87%) so với 2010. Trong đó, đầu tư cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 40,5 nghìn tỷ đồng, bằng 76% doanh số cho vay. Dư nợ tính đến 31/10/2013 đạt 11.685 tỷ đồng, chiếm 87% tổng dư nợ. 

Đã có 329.000 lượt khách hàng được vay vốn theo Nghị định 41 với doanh số 24.400 tỷ đồng; đến 31/10/2013, có 168.000 khách hành còn dư nợ, số tiền 6.896 tỷ đồng, bằng 59% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn.

Đánh giá về kết quả cho vay theo Nghị định 41, ông Trịnh Ngọc Thanh, Giám đốc Agribank Thanh Hóa cho biết: Thông qua việc thực hiện Nghị định 41, Agribank Thanh Hóa đã đẩy mạnh huy động vốn và tăng trưởng tín dụng cao hơn so với các năm trước đây. Chỉ trong vòng 3 năm, nguồn vốn huy động của Agribank Thanh Hóa tăng gần 1,8 lần, tốc độ tăng bình quân 25%/năm. Dư nợ cho vay tăng gần 1,7 lần, tốc độ tăng bình quân 21%/năm.

“Vốn tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đã giúp hàng trăm nghìn hộ gia đình, hàng trăm doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, tạo nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung có giá trị thu nhập lớn; nhiều trang trại, mô hình trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao đã xuất hiện, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững, bình quân đạt 10,3%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; diện mạo nông thôn không ngừng thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đến cuối năm 2012 còn 17,3%”, ông Thanh cho biết thêm.

Tại Nghệ An, sau 3 năm triển khai Nghị định 41, Agribank Nghệ An đã không chỉ tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh mà hoạt động tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đã giúp Agribank Nghệ An tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng.

Theo đó, dư nợ cho vay đến 30/10/2013 đạt 8.241 tỷ đồng, so với thời điểm triển khai (30/6/2010) tăng 4.397 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng hàng năm 35,7%. Doanh số cho vay theo Nghị định 41 đạt 20.209 tỷ đồng, trong đó chi phí sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp 9.219 tỷ đồng; phát triển ngành nghề nông thôn 3.080 tỷ đồng; đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn 262 tỷ đồng; chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản và muối 762 tỷ đồng; kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và lâm sản 858 tỷ đồng; sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn nông thôn 3.056 tỷ đồng; cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn 2.972 tỷ đồng.

Tính đến 30/9/2013, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đạt trên 977.000 tỷ đồng, tăng 13,98% so với cùng kỳ và tăng 9,02% so với thời điểm 31/12/2012, trong đó nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm tăng 10,9% so với cuối năm 2012. Tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đến 30/9/2013 đạt 674.477 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng đạt 46.876 tỷ, chiếm 6,95% và tăng 15,79% so với cuối năm 2012, trong đó nguồn vốn cho vay theo Nghị định 41 chiếm 56,89%.

Theo báo cáo của các chi nhánh Agribank khu vực Hà Nội, tính đến 31/8/2013, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của đơn vị đạt 31.437 tỷ đồng. Doanh số cho vay từ khi thực hiện Nghị định 41 đến 31/8/2013 đạt 36.700 tỷ đồng, với 31.896 khách hàng, số khách hàng còn dư nợ đến 31/8/2013 là 71.232, số tiền 8.436 tỷ đồng.

Sau hơn 3 năm triển khai Nghị định 41, Nam Định đã khơi thông nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, Nam Định có 14 chi nhánh, tổ chức tín dụng, 41 quỹ tín dụng nhân dân, 4 đơn vị tổ chức tài chính vi mô, 97 phòng giao dịch, 110 ATM... Riêng địa bàn nông thôn có 153 điểm giao dịch của ngân hàng, bình quân 1,3 xã có một điểm giao dịch, trong đó Agribank và Ngân hàng Chính sách xã hội có 58 điểm.

Tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh bình quân giai đoạn 2010 - 2012 đạt 14,7%. Dư nợ trong 3 năm tính đến cuối tháng 8/2013 là 20.706 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2012. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là 11.136 tỷ đồng, tăng 20,3%, chiếm tỷ trọng 53,8% tổng dư nợ cho vay. 

Đối với 96 xã tham gia xây dựng nông thôn mới, dư nợ cho vay đến nay là 5.050 tỷ đồng, bình quân dư nợ 52,6 tỷ đồng/xã. Nhờ có nguồn vốn theo Nghị định 41, chương trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Định đã đạt được nhiều kết quả khả quan, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Đến nay, trong 96 xã điểm xây dựng nông thôn mới, đã có 3 xã đạt 18 tiêu chí, 9 xã đạt 17 tiêu chí. 

Cũng như nhiều đơn vị khác trong hệ thống, Agribank Hậu Giang đã đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tín dụng phục vụ tam nông, chiếm trên 52,7% tổng dư nợ nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Hậu Giang chọn 11 xã điểm để triển khai, phấn đấu đến năm 2015, các xã trên đạt 19/19 tiêu chí. Để tiếp sức cho chương trình, Agribank Hậu Giang đã triển khai đến tất cả các chi nhánh trực thuộc và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Đến 31/08/2013, chi nhánh đã cho vay được 534,8 tỷ đồng với 6.628 khách hàng, chủ yếu là cho vay chi phí sản xuất nông nghiệp, chiếm 68%, khách hàng là cá nhân/hộ gia đình chiếm 75%.

Sau 3 năm thực hiện Nghị định 41, tổng nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Hậu Giang tăng 1,27 lần, tương đương 1.277 tỷ đồng; tổng dư nợ tăng 1.776 tỷ đồng (92,3%); doanh số cho vay lũy kế đạt 14.082 tỷ đồng, tăng 10,33 lần so với trước khi có Nghị định 41. Bình quân có 48.500 hộ vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với dư nợ bình quân 48 triệu đồng/khách hàng, đến nay là 67 triệu đồng/khách hàng. 

Còn có nhiều địa phương thực hiện tốt Nghị định 41, trong đó Agribank luôn giữ vai trò chủ đạo cung cấp vốn nhanh, kịp thời cho nông nghiệp, nông thôn, giúp nhiều nông dân có cơ hội đổi đời từ chính mô hình sản xuất của gia đình. Điều quan trọng hơn là việc thực hiện Nghị định 41còn góp phần đẩy lùi nạn “tín dụng đen” vốn hoành hành ở nhiều vùng quê trong suốt thời gian dài.

Thành Vinh

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập740
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại769,940
  • Tổng lượt truy cập93,147,604
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây