Mường La là huyện khó khăn của tỉnh Sơn La. Sau khi thực hiện di dân tái định cư, dành đất cho lòng hồ Thuỷ điện Sơn La, đời sống của nông dân (ND) Mường La gặp không ít khó khăn. Các cấp Hội ND trong huyện đã bám sát cơ sở, cùng ND vượt khó.
Nông dân xã Mường Bú chăm sóc lúa mùa. |
Khó khăn nhiều
Tại nơi ở mới, hàng ngàn hộ di dân đã bắt tay vào ổn định đời sống để vượt qua những thách thức mới: Môi trường mới, điều kiện canh tác mới, trình độ canh tác đòi hỏi cao hơn, vốn đầu tư lớn hơn… Thực trạng sản xuất và đời sống của ND cần có sự chuyển đổi mới để đáp ứng hoàn cảnh hiện tại, vươn lên xoá nghèo, làm giàu.
Chị Lò Thị Thanh, ND bản Huổi Cưởm, xã Mường Bú, cho biết: "Mấy năm nay thời tiết không thuận lợi. Nắng nóng thì cao và kéo dài ngày; khi mưa thì dầm dề và nước rất lớn. Vì thế cây trồng bị ảnh hưởng ngay từ khâu gieo trồng đến khi thu hoạch. Sản lượng nông sản giảm đi đã đành nhưng chất lượng sản phẩm cũng bị giảm sút".
Bên cạnh đó, công cuộc phát triển cây cao su trên địa bàn đã đặt ra bài toán nan giải trong thu nhập và ổn định đời sống ND, bởi nhiều hộ đã góp phần lớn hoặc tất cả đất sản xuất vào trồng cây cao su. Thời gian cây cao su kiến thiết cơ bản cũng là lúc thu nhập không ổn định, việc làm của ND trở nên khó khăn.
Anh Cầm Văn Hặc - Trưởng bản Huổi Hao, xã Mường Bú, cho hay: “Chúng tôi về đây tái định cư từ năm 2005. Đất sản xuất tại nơi ở mới ít hơn nơi ở cũ, lại toàn là đất nương, không có ruộng. Với hy vọng sẽ có nguồn thu nhập cao và ổn định, nhiều hộ đã góp đất trồng cao su, nhưng hiện tại thu nhập từ cây cao su còn hạn chế...”.
Bứt phá không nhỏ
Trước những khó khăn của ND, các cấp Hội ND Mường La đã bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình tam nông để tham mưu kịp thời với Huyện uỷ, UBND huyện, Hội ND tỉnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho ND. Đồng thời, Hội phối hợp với các ngành chức năng, các doanh nghiệp giúp ND có vốn sản xuất, có việc làm, tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, phân bón và vật tư sản xuất cho ND kịp tiến độ thời vụ.
“Xác định lợi thế hàng hoá nổi bật của vùng cao là từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, chúng tôi đang triển khai Dự án nuôi bò sinh sản với tổng số vốn 500 triệu đồng”.
Ông Lò Văn Tiện - Chủ tịch Hội ND xã Mường Chùm
Ông Nguyễn Đăng Minh - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Mường La cho biết: Từ đầu năm 2012 đến nay, Hội đã phối hợp với khuyến nông các xã tổ chức 29 lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi cho 1.024 hộ ND. Triển khai nhiều mô hình chăn nuôi gà thả vườn, đồi; chăn nuôi gia súc nhốt chuồng và trồng cỏ VA06, Zuzi; hướng dẫn ND cách chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm phòng khi thời tiết bất lợi kéo dài. Hội còn phối hợp với các ngân hàng giúp gần 4.500 hộ ND vay hơn 21 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay hợp lý để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Ông Lò Văn Tiện- Chủ tịch Hội ND xã Mường Chùm, cho biết: “Xác định lợi thế hàng hoá nổi bật của vùng cao là từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, chúng tôi đang triển khai Dự án nuôi bò sinh sản với tổng số vốn 500 triệu đồng. Thông qua dự án này để cấp con giống tốt, phương pháp chăn nuôi hiệu quả cho ND; hướng dẫn bà con kiến thức chăn nuôi hàng hoá. Những việc làm của Hội đã được bà con ghi nhận và hưởng ứng rất cao. Hội đang tích cực cùng ND vượt khó, làm giàu, xây dựng nông thôn mới...
Minh Ngọc
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã