Học tập đạo đức HCM

Hội quán Nhà nông – Mái nhà chung của nông dân thời hội nhập

Thứ năm - 02/02/2017 20:22
Một mùa xuân mới đang đến, xuân năm nay nông dân Đồng Tháp có thêm mái nhà chung là những hội quán. Đây là mô hình mới do nông dân đồng lòng lập ra để cùng sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm, các kỹ thuật mới trong sản xuất, cập nhật thông tin về thị trường, tiêu thụ nông sản thời hội nhập và chia sẻ chuyện xóm, chuyện nhà...

Khởi đầu mô hình “Hội quán” là Canh Tân hội quán được thành lập vào khoảng tháng 5/2016, tại xứ nhãn ấp cù lao An Hòa thuộc xã An Nhơn, huyện Châu Thành. Tiếp sau đó, trong tháng 9 lần lượt ra đời 3 hội quán của nông dân trồng xoài là Minh Tâm hội quán ở xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh; Duy Tân hội quán ở xã Hòa An và Đồng Tâm hội quán ở xã Tịnh Thới, TP.Cao Lãnh. Tháng 12/2016 vừa qua, những nhà vườn chuyên canh về chanh ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh cũng đã thành lập Nhân Tâm hội quán, Thanh Tân hội quán do nông dân xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò thành lập. Như vậy, bước đầu trong năm 2016, Đồng Tháp đã có 6 hội quán nhà nông.

Với ý nghĩa cùng tụ họp để đồng tâm hiệp lực, đổi mới cách sản xuất, làm ăn hiệu quả, các hội quán được nhiều nông dân địa phương hưởng ứng, tham gia. Tùy điều kiện mỗi nơi, mà cuối mỗi tuần hay cách nửa tháng, sau khi xong việc sản xuất, việc nhà trong ngày, các thành viên hội quán ngồi lại với nhau bên ly trà để cùng bàn chuyện canh tác, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn hiệu quả, rồi đến góp ý, tâm tình chuyện nhà, chuyện xóm, chuyện làng.

Chủ nhiệm Canh Tân hội quán - chú Lê Thành Lộc cho biết, trước đây nông dân ở đây làm ăn riêng lẻ, nay có hội quán làm nơi sinh hoạt gắn kết bà con mình lại với nhau, cùng ngồi nghe nhau nói và nói cho nhau nghe về chuyện sản xuất, chuyện liên kết mần ăn sao cho hiệu quả. Chú Lộc phấn khởi cho biết, ngoài chuyện sản xuất, các thành viên hội quán đã bàn bạc cùng nhau đóng góp tiền của, công sức làm được 2 tuyến đường Tám Ấu - Hai Liêm và Bảy Hiệp - Tám Châu, từ đường mòn nhỏ lên đường bề ngang 2m, có thể chạy xe 2 bánh, thuận tiện việc đi lại của bà con.

Chú La Văn Hùng - Chủ nhiệm Duy Tân hội quán chia sẻ, khi sinh hoạt, các thành viên hội quán trao đổi với nhau về chủ đề đã lựa chọn theo nhu cầu của các thành viên. Các thành viên sẽ bàn luận, trao đổi cách làm ăn mới, cách làm hay, sản xuất tốt và cùng xem phim về các nội dung liên quan đến chủ đề buổi sinh hoạt. Sau đó, nếu bà con có nhu cầu, thắc mắc cần tìm hiểu thêm, Ban chủ nhiệm hội quán ghi nhận để trao đổi, mời cán bộ chuyên môn của Trạm khuyến nông, ngành nông nghiệp giải đáp cho nông dân.

Chú Hùng tâm đắc chia sẻ, hội quán như nhịp cầu nối bà con nông dân với chính quyền. Điều mà bà con phấn khởi là được lãnh đạo tỉnh, chính quyền, các cơ quan chức năng quan tâm hỗ trợ rất nhiều như: mời các nhà khoa học, chuyên gia về các lĩnh vực nông dân có nhu cầu tìm hiểu về trao đổi, truyền đạt những kỹ thuật mới, sản xuất hiệu quả chi phí thấp tăng lợi nhuận; đồng thời, giới thiệu doanh nghiệp và nhà vườn để liên kết tiêu thụ nông sản. Hiện tại, thành viên hội quán đã ký hợp đồng liên kết với Công ty Long Uyên đảm bảo được đầu ra ổn định cho trái xoài. Ban chủ nhiệm hội quán hy vọng qua năm mới sẽ liên kết thêm được nhiều doanh nghiệp để đảm bảo bao tiêu ổn định cho nông sản của các thành viên.

Theo chú Hồ Hữu Phước - Chủ nhiệm Đồng Tâm hội quán của xã Tịnh Thới thì sinh hoạt hội quán khuyến khích nông dân sửa thói quen sản xuất, bà con được tiếp thu kỹ thuật sản xuất mới qua các buổi tọa đàm với các chuyên gia. Bước đầu, hội quán đang kết nối doanh nghiệp để tìm đầu ra ổn định cho nông sản của thành viên. Bên cạnh đó, các thành viên của hội quán còn tham gia làm công tác từ thiện xã hội, cất nhà tình thương. Qua năm mới, Ban chủ nhiệm hội quán sẽ vận động thêm nhiều thành viên tham gia công tác từ thiện và phát học bổng cho học sinh nghèo học giỏi ở địa phương.

Nói về bước đầu sinh hoạt hội quán, anh Nguyễn Văn Danh - Chủ nhiệm Minh Tâm hội quán của xã Mỹ Xương cho biết, buổi đầu sinh hoạt, các thành viên chưa dám và chưa chịu nói hết những tâm tư, suy nghĩ của mình. Trong các lần sinh hoạt kế tiếp, các thành viên dần chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi về tình hình sâu bệnh, cách sử dụng phân, thuốc trừ sâu... Hướng tới, Ban chủ nhiệm hội quán sẽ kết nối để các thành viên hỗ trợ nhau về vốn để sản xuất, cùng nhau phát triển kinh tế.

Chia sẻ với chúng tôi, bà con nông dân các hội quán bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi khi có mái nhà chung, được bàn bạc, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, được các nhà khoa học, chuyên gia về nông nghiệp truyền đạt, trao đổi các kỹ thuật canh tác mới. Kế đến là chuyện chính quyền và cơ quan chức năng giúp xúc tiến thương mại, tìm kiếm doanh nghiệp liên kết tiêu thụ, bán trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài để đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản. Rồi chuyện nhà, chuyện xóm, chuyện làm từ thiện giúp đỡ các hộ nghèo trong địa phương... đã gắn kết bà con lại.

Hội quán nhà nông là mô hình hay, bước đầu được bà con nông dân nhiệt tình ủng hộ. Tín hiệu vui là nông dân Đồng Tháp đã nhận ra phải làm ra nông sản sạch, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng mới chính là con đường khởi nghiệp làm giàu chân chính ngay trên vùng đất quê hương mình. Một mùa xuân mới lại đến với bao nhiêu ước vọng mới, tin rằng với tinh thần đổi mới, liên kết hợp tác, sản xuất nông sản bằng cái tâm, trách nhiệm với cộng đồng, những nông sản của nông dân Đồng Tháp sẽ là những thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, ngày một vươn xa trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Nguồn: Báo Đồng Tháp

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại915,339
  • Tổng lượt truy cập92,089,068
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây