Chương trình kết nối kinh doanh năm nay tập trung chuyên sâu vào các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam (nông thủy sản, bánh kẹo, các loại rượu, trà xanh, sữa bột, vv.), nhằm tối ưu hóa kết quả kết nối kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Đây là lần thứ 3 chương trình được tổ chức với sự tham gia của 21 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, trong đó có 9 doanh nghiệp lần đầu tiên tiếp xúc và thử sức tại thị trường Việt Nam.
Không chỉ tập trung giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm chế biến đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản còn coi trọng việc trao đổi, kết nối và hướng đến ký kết hợp đồng với nhiều đối tác tiềm năng.
Trong số các doanh nghiệp Nhật Bản đến Việt Nam tham dự chương trình kết nối năm nay, có thể kể đến một số đơn vị tiêu biểu như: Công ty North Field chuyên sản xuất và cung cấp nhím biển vùng Hokkaido, tập trung tìm kiếm đối tác là các nhà hàng Nhật Bản. Công ty Miyakoichi (tỉnh Chiba) chuyên sản xuất và chế biến các loại mì sợi khô có thời hạn bảo quản dài (mì yakisoba, mì udon, mì soba Trung Hoa). Mì sợi các loại của công ty này rất dễ chế biến vì không cần giã đông, sản phẩm này được nhiều nhà hàng, quán ăn đánh giá cao.
Theo ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội, Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng về văn hóa ẩm thực nên sự hợp tác cần có sự giới thiệu về văn hóa hai nước. Ông Hironobu Kitagawa đánh giá Việt Nam là đất nước có dân số và tâm lý của người trẻ thường mong muốn được thưởng thức các sản phẩm mới. Vì vậy tiềm năng phát triển sản phẩm của Nhật Bản tại Việt Nam là rất lớn.
Đánh giá về cơ hội cho nông thủy sản, thực phẩm Việt Nam sang Nhật Bản, ông Hironobu Kitagawa cho biết người dân Nhật Bản cũng mong muốn được sử dụng các sản phẩm nông sản của Việt Nam. Thị trường Nhật Bản đòi hỏi khắt khe với các sản phẩm nhập khẩu. Do vậy, Việt Nam hay các nước muốn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cần đáp ứng được yêu cầu khắt khe đó, đặc biệt là chất lượng phải luôn đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
Theo kết quả thống kê năm 2016, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 trong tổng số các quốc gia mà Nhật Bản xuất khẩu sản phẩm nông sản, thực phẩm (theo kim ngạch), đồng thời cũng là thị trường đầy hứa hẹn cho các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu từ Nhật Bản. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm thủy hải sản khác không bao gồm cá như ngao sò, mực giảm 6,4% so với năm 2016, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 tháng đầu năm nay đã tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sữa bột đứng thứ nhất, cây trồng đứng thứ hai và mực đứng thứ ba về tổng kim ngạch.
Được biết, chương trình kết nối kinh doanh năm ngoái đã đạt được nhiều thành công với sự tham gia của 142 khách mời đến từ 63 doanh nghiệp. Trong số đó, nhiều doanh nghiệp quan tâm đến nông thủy sản, nông thủy sản chế biến và bia rượu. Đặc biệt, sản phẩm sữa bột đã đạt được các hợp đồng nhập khẩu với số lượng lớn. |
Nguyễn Hường
http://baocongthuong.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã