Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước đã có trên 7.000 mô hình sản xuất có hiệu quả. Ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ khoảng 6.400 tỷ đồng để phát triển nhân rộng các mô hình này. Các địa phương trên cả nước cũng đã tích cực đầu tư, phát triển hạ tầng. Hiện có gần 5.000 công trình giao thông nông thôn, với khoảng 64.000 km đường đang được triển khai. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, nhiều địa phương đã có những chính sách hỗ trợ phù hợp để huy động sự tham gia của người dân và cộng đồng, dần hình thành phong trào về kiên cố hóa đường giao thông nông thôn…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đức Tám – TTXVN |
Về mục tiêu, phương hướng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình năm 2014-2015 và tới năm 2020, Hội nghị xác định: Tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu tới năm 2015 có 20% số xã và tới năm 2020 có 50% xã đạt tiêu chí NTM; các xã chưa đạt chuẩn phải tăng từ 2 đến 3 tiêu chí/năm. Đến năm 2015 phấn đấu có huyện đạt NTM; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hóa và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và chất lượng sống của dân cư nông thôn.
Theo đó, các giải pháp chính được đề ra là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, phát huy cao sự tham gia tích cực chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách; tăng cường lãnh đạo, điều hành; đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”...
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh chủ trương xây dựng nông thôn mới là chủ trương quan trọng, hết sức đúng đắn, hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong 3 năm qua, cả nước đã đồng tình, tích cực triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được nhiều quan trọng, tích cực.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới, trong đó nổi lên là: để đạt được mục tiêu phấn đấu số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2015 là 20% và đến năm 2020 là 50% đòi hỏi sự nỗ lực phải lớn hơn rất nhiều; nhận thức về ý nghĩa quan trọng của Chương trình ở nhiều cơ quan, đơn vị, trong nhân dân còn chưa sâu; việc tổ chức chỉ đạo triển thực hiện còn chưa quyết liệt, nhiều nơi làm chưa tốt; nguồn lực đầu tư còn hạn chế;...
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành chức năng, các địa phương tiếp tục bám sát, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nội dung, giải pháp của Chương trình, trước hết là tập trung đưa khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất nông lâm thủy sản để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam; từ đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.
Thủ tướng đề nghị các địa phương cần có các cách làm năng động, sáng tạo, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn như đầu tư làm công nghiệp, làm dịch vụ trên địa bàn nông thôn, qua đó góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, chuyển dịch lao động trực tiếp làm nông nghiệp sang làm dịch vụ, làm công nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn. Tạo sự liên kết chặt chẽ, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước cần đặc biệt quan tâm xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư khác vào nông thôn, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, y tế, giáo dục, viễn thông,... Lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho các chương trình xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.
Nhấn mạnh tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn còn cao, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, Thủ tướng lưu ý cần thực hiện tốt hơn nữa chương trình giảm nghèo ở nông thôn, hỗ trợ nông dân về vốn để tăng gia, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống; nhân rộng các cách làm hay, mô hình tốt trong phát triển nông nghiệp.
Các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm hơn nữa tới chăm lo phát triển y tế, giáo dục, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu vực nông thôn.
Đề cập đến các giải pháp thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý cần hết sức quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức, phát huy sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội; tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, có cơ chế đặc thù hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở các vùng khó khăn, có điểm xuất phát thấp; kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ chức có nhiều thành tích trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới...'
Nguồn baotintuc.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;