Học tập đạo đức HCM

Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới: Toàn dân chung sức

Thứ năm - 02/06/2016 22:41
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước, các địa phương của Hà Nội đã huy động nhiều nguồn lực trong nhân dân, doanh nghiệp như: Hiến đất mở đường, đóng góp công sức, kinh phí xây dựng công trình phúc lợi xã hội... Hà Nội đã có 201/386 xã đạt chuẩn NTM và là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong phong trào xây dựng NTM. Làm thế nào để phát huy nguồn lực xã hội hóa cho xây dựng NTM trong giai đoạn tiếp theo?

Sự đồng thuận của người dân

Bà Đinh Thị Tình ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất đã hiến tới hơn 700m2 đất và vận động nhiều hộ dân trong xã hiến đất để xây trường học. Là người dân tộc Mường, bà Tình trăn trở về sự vất vả của con em mình hằng ngày phải đi gần 7km để học chữ. Nếu có đất và được Nhà nước xây ngôi trường gần nhà, các cháu đi lại đỡ vất vả và yêu "con chữ" hơn. Nghĩa cử của bà Tình có sức lan tỏa rộng lớn. Các hộ gia đình ông Hoàng Công Cường, ông Hoàng Công Cư hiến 560m2, ông Hoàng Công Thưởng 342m2, ông Quách Đình Lực hiến 320m2… Đến nay, con em trong xã Tiến Xuân đã có trường học khang trang, sạch đẹp trên nền đất rộng hơn 4.800m2.

Huy dong nguon luc xay dung nong thon moi: Toan dan chung suc - Anh 1

Từ nguồn lực của nhân dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới, học sinh xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất đã có trường học khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Đài Thạch Thất

Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn cho biết: Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã khơi dậy tinh thần toàn dân chung sức xây dựng NTM với nhiều cách làm sáng tạo, công khai, dân chủ. Từ đây đã lan tỏa ra cả cộng đồng dân cư cùng đóng góp công sức, tiền của làm đường giao thông, kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất, xây dựng trường học, nhà văn hóa, nâng cao đời sống dân sinh. Trong giai đoạn 5 năm xây dựng NTM vừa qua, Thạch Thất đã huy động được hơn 205 tỷ đồng, trong đó, doanh nghiệp ủng hộ hơn 160 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 29 tỷ đồng, 190 nghìn ngày công, gần 22.000m2 đất thổ cư và hơn 36.000m2 đất nông nghiệp…

Mỗi địa phương một cách huy động nguồn lực phù hợp với thực tế. Xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa đã vận động những người con xa quê ủng hộ hơn 1,5 tỷ đồng tu sửa nhà văn hóa, xây dựng công trình phúc lợi xã hội. Người dân xã Đông Lỗ góp thêm 30.000m2 đất nông nghiệp mở rộng đường giao thông thủy lợi nội đồng... Đến nay, xã Đông Lỗ đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM. Hay như người dân thôn Trung Dương, xã Kiêu Kỵ, (huyện Gia Lâm) đóng góp hơn 2 tỷ đồng xây dựng 12 tuyến ngõ với tổng chiều dài 1.500m. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương, việc đóng góp xây dựng NTM đã trở thành phong trào mang lại hiệu ứng tích cực trong xã hội và hiệu quả rõ rệt làm thay đổi bộ mặt nông thôn Hà Nội.

Cần sự vào cuộc mạnh mẽ của doanh nghiệp

Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Hà Nội đã huy động được 10.829 tỷ đồng xã hội hóa xây dựng NTM, chiếm 31,42% trong tổng nguồn vốn đã bố trí cho chương trình này giai đoạn 2011-2015 là 34.465 tỷ đồng. Hà Nội đã có 201/386 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 52%) tổng số xã, dẫn đầu cả nước về số xã hoàn thành NTM.

Ngay từ khi mới bắt tay vào triển khai Chương trình xây dựng NTM, thành phố đã phát động phong trào "Toàn dân chung sức xây dựng NTM". Ngay sau lễ phát động trên toàn thành phố đã có 38 doanh nghiệp tham gia ủng hộ chương trình với tổng kinh phí 213 tỷ đồng.

Theo ông Lê Thiết Cương, Chánh Văn phòng BCĐ Chương trình 02 thành phố, xây dựng NTM không phải là một dự án hỗ trợ mà là chương trình thực hiện trong nhiều năm. Trong đó, người dân là chủ thể xây dựng NTM, đồng thời là người được thụ hưởng thành quả do chương trình NTM đem lại. Xây dựng NTM phải lấy nội lực là căn bản, ngoài kinh phí của Nhà nước thì thực hiện tốt việc xã hội hóa nguồn lực, động viên, khuyến khích nhân dân tham gia đóng góp công sức, tiền của, đất đai... cho xây dựng NTM. Cũng theo ông Lê Thiết Cương, các địa phương cần có chính sách cụ thể bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp, từ đó kéo doanh nghiệp vào cuộc. Ngoài ra, Nhà nước cần tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nâng cao đời sống nhân dân. Có như vậy mới khích lệ được người dân tham gia đóng góp công sức, trí tuệ và tiền bạc cho xây dựng NTM.

Hà Nội đã thông qua Chương trình 02: "Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020". Chương trình đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, thành phố có hơn 80% số xã đạt chuẩn NTM, có 15 huyện, thị xã trở lên đạt NTM. Tổng nguồn vốn dự kiến cho xây dựng NTM là 31.680 tỷ đồng, trong đó vốn xã hội hóa là 12.672 tỷ đồng, chiếm 40%. Để đạt được mục tiêu đề ra, các địa phương cần phát huy hơn nữa công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, huy động nhân dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng NTM.

Tại Hội nghị tổng kết 5 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định, một trong những cái được lớn nhất của Hà Nội trong xây dựng NTM thời gian qua là việc xã hội hóa nguồn lực trong xây dựng NTM. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ chung tay của các quận nội thành theo chủ trương xuyên suốt của thành phố. Với phương châm dân chủ, tự giác, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện nhiều tấm gương doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chung tay góp phần đẩy nhanh việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.

Nguyễn Mai
Hà Nội Mới

 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập848
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại786,710
  • Tổng lượt truy cập93,164,374
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây