Nhận thấy xây dựng giao thông tại các vùng nông thôn là việc làm cấp thiết đáp ứng yêu cầu vức xúc của người dân, nhiều năm qua UBND huyện Chư sê đã huy động toàn bộ nguồn lực xã hội, từ nguồn vốn trực tiếp của huyện, của tỉnh, cùng với việc tham gia đóng góp của nhân dân. Đến nay, bộ mặt giao thông nông thôn huyện Chư Sê đang ngày “càng thay da đổi thịt”, xứng đáng là khâu đột phá của huyện.
Từ thị trấn Chư Sê đi qua xã Ia Blang chúng tôi cảm nhận được sự thay đổi của bộ mặt giao thông nơi đây
Từ thị trấn Chư Sê đi qua xã Ia Blang chúng tôi cảm nhận được sự thay đổi của bộ mặt giao thông nơi đây. Chỉ vài năm trước thôi con đường này rất lầy lội mỗi khi mưa xuống thì nay đã được trải nhựa phẳng lì. Ông Hà Đình Thủy - Chủ tịch UBND xã Ia Blang phấn khởi cho biết: Đến nay toàn xã Ia Blang đã đạt trên 70% đường nhựa hóa, bê tông hóa. Qua năm mới chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thành thêm 3km bê tông hóa, đồng thời mở rộng đoạn đường khu vực trung tâm xã từ 3m lên thành 6m.
Đối với một địa phương cấp xã như xã Ia Blang với số tiền 5 tỷ đồng để xây dựng 12km đường giao thông nông thôn là số tiền rất lớn. Thế nhưng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương cùng sự chung tay, góp sức của nhân dân trên địa bàn, đến nay, xã đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra.
Đường đi vào xã Ia Hlốp rộng rãi, thông thoáng
Tương tự, xã Ia Hlốp đã xây dựng 29,5 km đường bê tông hóa, nhựa hóa, đạt 93,5% tiêu chí so với xây dựng giao thông nông thôn mới. Riêng năm 2015, xã Ia Hlốp đã xây dựng gần 7 km đường nhựa hóa, bê tông hóa đạt 300% kế hoạch đề ra. Ông Lê Sĩ Quý - Chủ tịch UBND xã Ia Hlốp cho biết, sau khi phát động phong trào “nhà nước và nhân dân cùng làm” đã nhận được sự hỗ trợ đóng góp rất lớn từ các hộ dân. Đặc biệt năm 2015 còn ghi nhận sự đóng góp kinh phí của các hộ dân tộc đồng bào dân tộc thiểu số trong việc xây dựng giao thông nông thôn, qua đó thúc đẩy kinh tế xã hội của xã phát triển. Có thể nói với công tác tuyên truyền, vận động của UBND, hội nông dân huyện Chư Sê, cũng như bản thân mỗi nông dân nơi đây hiểu được ý nghĩa của phong trào, đông đảo hội viên nông dân trong huyện không ngại góp công, góp của, hiến đất xây dựng nhiều hạng mục công trình phục vụ cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
Đến nay toàn huyện Chư Sê có trên 200 km đường giao thông liên xã, trục xã, thì đã có 198 km được nhựa hóa, bê tông hóa. Đường trục thôn xóm có 340 km thì có 104 km cứng hóa. Các tuyến đường giao thông này cùng với trục quốc lộ 14 là mạch máu quan trọng đảm bảo thông suốt các hoạt động sản xuất, thu hoạch giao thương của hơn 44.000 ha cây trồng các loại của huyện, trong đó có 9.000 ha cà phê, 3.000 ha hồ tiêu, 8.000 ha cao su…
Chính việc đẩy mạnh chương trình xây dựng giao thông, đến nay toàn huyện có 6 xã đạt tiêu chí gồm: Ia blang, Ia Hlốp, Al Bă, Ia Glai, Bờ Ngoong, Dun. Trong khi các xã còn lại tỷ lệ các cấp đường giao thông nông thôn cũng được nâng lên.
Các em học sinh thuận lợi hơn khi lưu thông đến trường
Bên cạnh việc xây dựng mới các công trình giao thông, thì việc duy tu, sữa chữa cũng được UBND huyện đặc biệt quan tâm. Từ năm 2011 đến nay, Đội giao thông công chính huyện Chư Sê thường xuyên duy tu, sửa chữa các tuyến giao thông nội thị trấn, tu sửa đường từ Chư Sê đi Ia Bang, duy tu đường hai đầu cầu Ia Ring nằm trên trục đường xã Dun đi làng Pan-Chư Pơng, sửa chữa thay thế các biển báo hư hỏng, sơn kẻ vạch tim đường, san ủi và làm đường một số khu quy hoạch khu dân cư mới Kênh Siêu (Chư Pơng), thôn 5 (Ia Pal), san ủi mặt bằng một số đường khu quy hoạch chợ Bờ Ngoong, chợ Al Bá…
Trong thời gian tới, ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo huyện Chư Sê là phát triển giao thông đảm bảo cứng hóa đường làng ngõ xóm và một số vùng sản xuất nhằm đảm bảo tốt dân sinh và đảm bảo vận chuyển nông sản thuận lợi. Để thực hiện được điều này, ngoài kinh phí đầu tư từ ngân sách, Chư Sê đang đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giao thông nông thôn theo hướng kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh cao su, cà phê trên địa bàn cùng tham gia đóng góp. Bên cạnh đó, vận động nhân dân làm đường làng ngõ xóm theo hướng “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đồng thời tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình quốc gia do Trung ương đầu tư.
Theo Hà Chính - Tuấn Anh/tamnhin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã