Đối với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và cả nước nói chung, những vấn đề cụ thể đang đặt ra là cần thay đổi tư duy sản xuất, chú trọng và đề cao hơn nữa vai trò khoa học và công nghệ (KH&CN).
Đặc biệt là công nghệ 4.0 trong quá trình sản xuất; xây dựng nền nông nghiệp thông minh gắn với chuỗi giá trị mà những sản phẩm chủ lực của vùng là lúa chất lượng cao, cây ăn quả đặc sản, thủy hải sản…
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh nhấn mạnh như trên tại Hội nghị KH&CN vùng Đồng bằng sông Cửu Long với chủ đề “KH&CN thúc đẩy tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp, phát triển sản phẩm chủ lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra mới đây tại Tiền Giang.
KH&CN hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh
Tại Hội nghị, ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang khẳng định, KH&CN Tiền Giang đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các nhiệm vụ KH&CN địa phương đã từng bước được đổi mới từ khâu đề xuất, xác định nhiệm vụ, thẩm định nội dung đến nghiệm thu, ứng dụng kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
|
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng phát biểu tại Hội nghị |
Đặc biệt đã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, gồm các nội dung như: hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia; thành lập doanh nghiệp KH&CN, đầu tư đổi mới công nghệ; tham gia các hội chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch công nghệ tại địa phương, trong nước và quốc tế,..
Bên cạnh đó, một số đề tài khoa học được tỉnh hợp tác nghiên cứu, triển khai thực hiện tiêu biểu như: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang; Quy tụ, phát huy vai trò đội ngũ trí thức có trình độ đại học trở lên giai đoạn 2010-2020 trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Đề xuất cơ chế chính sách thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020,… đã đóng góp to lớn vào thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang.
Ông Lê Văn Hưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, còn nhiều vấn đề hạn chế, khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, đòi hỏi sự tập trung hơn nữa đối với ngành KH&CN.
Ví dụ như: cần khuyến khích thực hiện các nhiệm vụ KH&CN gắn với doanh nghiệp, theo hướng phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL, đặc biệt là tập trung vào các mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu.
Cần có chương trình hỗ trợ, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tăng cường năng lực tiếp cận xu hướng công nghệ tiên tiến, hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cùng với đó là hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm kiểu mẫu để nhân rộng ra toàn tỉnh, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lấy liên kết chuỗi làm trung tâm của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung phát triển kinh tế hợp tác và doanh nghiệp,…
Thành lập mạng lưới và liên kết KH&CN
Hoạt động trưng bày sản phẩm chủ lực phát triển công nghệ đã thu hút đại biểu và các doanh nghiệp tham gia. |
Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi của các nhà khoa học, các doanh nhân đề cập các nội dung liên quan đến yêu cầu bức thiết về tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp trong tình hình biến đổi khí hậu và hạn chế trong sản xuất nông nghiệp cần phải khắc phục cũng như sự bức bách về phát triển sản phẩm chủ lực vùng ĐBSCL, trong đó đòi hỏi ứng dụng KH&CN cao ngày càng trở thành vấn đề thời sự nóng hổi.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Sánh, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL – Đại học Cần Thơ, vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 27% vào GDP của cả nước, trong đó GDP khu vực I khoảng 40%.
ĐBSCL đã có 3 trong 6 mặt hàng nông nghiệp cả nước đạt kim ngạch từ 3-5 tỉ/năm là gạo, tôm và cá tra, các sản phẩm xuất khẩu thủy sản của vùng đã có mặt tại 135 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay phát triển nông nghiệp và thủy sản, đặc biệt sản phẩm chủ lực về thủy sản, cây ăn quả, vùng ĐBSCL bị áp lực lớn về: Khan hiếm tài nguyên nước và suy thoái đất đai do tác động biến đổi khí hậu và phát triển đập thượng nguồn và quản lý tài nguyên kém hiệu quả.
Sản phẩm chủ lực vùng bị cạnh tranh ngày càng khốc liệt; Chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực kém bền vững do nông hộ sản xuất nhỏ lẻ, chuỗi bị cắt khúc; Xu thế về phát triển công nghiệp 4.0 là cơ hội và cũng là thách thức cho sản phẩm chủ lực,…
PGS.TS. Nguyễn Văn Sánh nhận định, nghiên cứu và phát triển KH&CN đòi hỏi mang tính đa ngành, hệ thống, mạng lưới và liên kết. Theo đó, các lĩnh vực KH&CN cần quan tâm: nghệ sinh học, sau thu hoạch, kỹ thuật và quản lý đầu vào cho sản xuất, chế biến thực phẩm, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,…
PGS.TS. Nguyễn Văn Sánh cũng đề xuất thành lập mạng lưới và liên kết KH&CN liên ngành để thúc đẩy thực hiện thành công Nghị quyết số 120/CP và Quyết định số 1819/TTg là hết sức cần thiết.
Nguồn: http://baodatviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;