Học tập đạo đức HCM

Kéo doanh nghiệp về nông thôn

Thứ năm - 31/03/2016 21:12
Chúng tôi theo chân đoàn công tác của Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP) về cơ sở kiểm tra hoạt động Phát triển chuỗi giá trị vì người nghèo, là 1 trong 3 hợp phần của chương trình dự án được triển trong giai đoạn 2011-2016.
Giúp dân nâng cao thu nhập "Nhờ có Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP) đã giúp người dân vùng cao chúng tôi chuyển đổi cây trồng, tăng thu nhập, góp phần xóa nghèo bền vững. Thêm vào đó, dự án còn kêu gọi DN về tổ chức dạy nghề, vận động hộ nghèo biết đi “chung thuyền” với DN". Đó là nhận xét của anh Vân Đình Thảo, Bí thư Huyện ủy Nà Hang (Tuyên Quang). Chuyển đổi cây trồng, nâng cao thu nhập Chúng tôi theo chân đoàn công tác của Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP) về cơ sở kiểm tra hoạt động Phát triển chuỗi giá trị vì người nghèo, là 1 trong 3 hợp phần của chương trình dự án được triển trong giai đoạn 2011-2016. Về thôn Khuổi Phầy, xã Hồng Thái (huyện Nà Hang), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy rất đông bà con người Mông đang tập trung chăm sóc vùng chè mới trồng. Nơi đây có độ cao từ  800 – 1.200 m so với mực nước biển, nên Hồng Thái có khí hậu không khác gì Đà Lạt, Sa Pa. Cũng bởi cảnh sắc thơ mộng, khí hậu quanh năm mát mẻ mà Hồng Thái rất thuận lợi cho cây chè phát triển, nhất là các giống chè có giá trị kinh tế cao như chè Shan tuyết, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên. Trò chuyện với các thành viên trong đoàn, anh Đặng Đức Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái lý giải, cây ngô là cây lương thực chính của đồng bào Mông và gắn liền với đời sống của bà con vùng cao bao đời nay. Nên khi vận động bà con chuyển đổi cây lương thực sang trồng cây công nghiệp, xã gặp ít khó khăn. Thời kỳ đầu chỉ có 1 hộ hưởng ứng, rồi đến 5 hộ và giờ đã có 18 hộ góp đất trồng 30 ha chè. Đây không chỉ là chuyển biến lớn làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm mà giúp cho bà con nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững. Hỏi chuyện cây chè “lấn đất” trồng ngô, ông Lý Văn Đình, một chủ hộ đã góp đất và ngày công trồng 6 ha chè Phúc Vân Tiên cho biết, đó là kết quả liên kết giữa do DN chè dưới xuôi với bà con thôn Khuổi Phầy. Bà con đồng bào Mông thôn Khuổi Phầy chăm sóc chè vụ xuân 2016 Qua 3 năm triển khai trồng chè đặc sản theo mô hình liên kết (công- tư), bước đầu đã tạo lập được vùng nguyên liệu chè hàng hóa và có sản phẩm đưa ra thị trường. Bằng công việc cụ thể, hiệu quả từ sản xuất mang lại đã nâng cao nhận thức của người nghèo, trong liên kết sản xuất hàng hóa. Thông qua dự án, còn nâng cao vai trò doanh nghiệp trong mối liên kết sản xuất, giúp hộ gia đình nông thôn vùng cao tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Từ đó góp phần tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Trước đây, gia đình ông có 4 ha ngô, mỗi héc ta thu được 3,5 triệu đồng/năm. Năm 2015, chuyển 4 ha đất trồng ngô và 2 ha trồng màu ở khu đồi thấp sang trồng chè, năm đầu tiên được Cty chè hỗ trợ 8 triệu đồng/ha/năm.  Năm nay, năm thứ 2 chè bắt đầu cho thu hái, dự kiến thu 3 tấn/ha, Cty trả giá 2 triệu đồng /tấn, với 6 ha chè gia đình ông ước thu 18 tấn búp chè tươi, vị chi được 36 triệu đồng, tăng gấp 2 lần trồng ngô. Kéo doanh nghiệp về nông thôn Ông Phạm Ninh Thái, Giám đốc Ban điều phối dự án TNSP tỉnh cho biết, thông qua việc lựa chọn cây trồng có ưu thế trên địa bàn, kéo DN vào đầu tư mở rộng diện tích chè, tạo cơ hội cho nhiều hộ tham gia là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. "Sau khi cân nhắc, chúng tôi đã kêu gọi Cty CP Chè Sông Lô vào cuộc. Đây là DN luôn giữ vững chữ tín trong kinh doanh, khi liên kết sản xuất với các hộ trồng chè, công ty cam kết gắn bó lâu dài và đồng hành cùng với bà con, đảm bảo lợi ích cho người trồng chè", ông Thái nói. Anh Ngô Đức Tú, Tổng Giám đốc Cty CP Chè Sông Lô tỏ ra vui mừng khi được tham gia chương trình. Sau khi phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức, từ đó lập kế hoạch phát triển cây chè, công ty bắt tay vào làm cùng bà con. Năm 2014, liên kết với tổ hợp tác trồng chè thôn Khuổi Phầy, xã Hồng Thái trồng 30 ha chè Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên; chăm sóc cải tạo 60,4 ha chè Shan Tuyết sẵn có của tổ hợp tác với hơn 250 hộ hưởng lợi. Liên kết với tổ hợp tác trồng, chế biến chè thôn Khau Tràng thu mua và chế biến chè đặc sản và chè Shan Tuyết. Bước sang năm 2015, Cty đã thu mua và chế biến 30 tấn chè búp tươi, giá mua nguyên liệu là 20 nghìn đồng và giá bán sản phẩm chè bình quân đạt trên 180 nghìn đồng/kg. Năm nay, Cty sẽ xây dựng nhà máy chè hiện đại tại xã Hồng Thái với công suất là 10 tấn/ngày và xây dựng thương hiệu "Chè Shan Kia Tăng Hồng Thái". Để tạo lập vùng nguyên liệu, công ty đã hỗ trợ giống, phân bón, tập huấn hướng dẫn trồng chăm sóc chè đặc sản cũng như cải tạo diện tích chè Shan của các hộ theo đúng quy trình kỹ thuật của Cty.
Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập104
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại932,465
  • Tổng lượt truy cập92,106,194
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây