Học tập đạo đức HCM

Khai thác, nuôi trồng thủy sản sau sự cố môi trường biển

Thứ bảy - 03/09/2016 11:02
Sau khi Bộ Tài nguyên Môi trường công bố kết quả điều tra chất lượng môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế), phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về chỉ đạo điều hành của Tổng cục Thủy sản xung quanh vấn đề này.

Vừa qua, Bộ Tài nguyên Môi trường đã công bố kết quả điều tra chất lượng môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung. Vậy xin ông cho biết công tác chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào đối với vấn đề này?

Một ngày sau khi Bộ Tài nguyên Môi trường công bố kết quả điều tra chất lượng môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản giao nhiệm vụ cho Tổng cục Thủy sản, Viện Nghiên cứu hải sản, Viện Nuôi trồng thủy sản 1, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản và một số đơn vị khác liên quan thực hiện nhiều giải pháp trong thời gian tới.

Cụ thể, Tổng cục Thủy sản được giao nhiệm vụ tổng hợp tình hình thiệt hại của bốn địa phương; khẩn trương hoàn chỉnh Đề án về giải pháp, khắc phục sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân. Đến nay, Tổng cục Thủy sản đã hoàn tất đề án này và đang trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Khai thac, nuoi trong thuy san sau su co moi truong bien - Anh 2

Điểm bán hải sản sạch của Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh, tại số 16 đường Võ Liêm Sơn, TP. Hà Tĩnh. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng văn bản hướng dẫn địa phương tiếp tục khai thác, nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, ngay cuối tháng 8 này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức hội nghị tại Thừa Thiên - Huế nhằm đánh giá lại tình hình thiệt hại do sự cố môi trường gây ra. Bên cạnh đó, nghe ý kiến của các ngư dân tại bốn địa phương trong quá trình triển khai ở thời điểm hiện tại để đưa ra phương án hỗ trợ, chuyển đổi nghề phù hợp và đúng nguyện vọng nhất cho ngư dân.

Vậy Tổng cục Thủy sản đã có chỉ đạo gì đối với các hoạt động khai thác, nuôi trồng tại bốn tỉnh miền Trung, thưa ông?

Tổng cục Thủy sản đã tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản hướng dẫn khai thác, nuôi trồng thủy sản gửi tới bốn địa phương miền Trung. Đến thời điểm này, các địa phương tổ chức tuyên truyền hướng dẫn ngư dân tiếp tục khai thác thủy sản bình thường trên các vùng biển; đồng thời các địa phương tiếp tục kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản sau khi khai thác đưa về các cảng cá.

Khai thac, nuoi trong thuy san sau su co moi truong bien - Anh 3

Sáng 22/8, tại tỉnh Quảng Trị, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN

Trong nuôi trồng thủy sản, các địa phương tiếp tục triển khai nuôi trồng thủy sản bình thường trên các vùng biển của bốn tỉnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị trong quá trình nuôi trồng thủy sản, các cơ quan chức năng của địa phương thường xuyên quan trắc, cảnh báo về môi trường biển để người dân nắm được tình hình, đặc biệt tại khu vực ven biển (nuôi lồng bè).

Vấn đề giải quyết sinh kế cho ngư dân ở bốn tỉnh miền Trung sẽ được triển khai như thế nào, thưa ông?

Ngay sau khi sự cố môi trường xảy ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương khắc phục sự cố, khôi phục sản xuất. Đồng thời, tham mưu cho Chính phủ lên phương án hỗ trợ cho ngư dân bốn tỉnh miền Trung.

Hiện nay, Tổng cục Thủy sản tiếp tục tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án hỗ trợ sinh kế cho ngư dân, để từ đó trình Chính phủ ban hành được chính sách căn cơ, phù hợp với tình hình hiện nay. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ vay vốn cho ngư dân đóng tàu to hơn để hoạt động khai thác xa bờ; hoặc cho vay vốn để ngư dân chuyển đổi sang nghề nghiệp khác.

Bốn tỉnh ven biển miền Trung có trên 16.000 tàu cá, đa phần là tàu cá nhỏ, trong quá trình xảy ra sự cố đến nay, phần lớn các tàu này nằm bờ bởi nguồn lợi thủy sản gần như suy kiệt. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hướng tham mưu Chính phủ để hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn hơn trên 90 - 400 CV, đi đánh bắt xa bờ dài ngày hơn, hiệu quả hơn.

Xin cảm ơn ông!

Thành Trung (thực hiện)
theo 
Tin Tức TTX

 Tags: tổng cục

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập81
  • Hôm nay14,214
  • Tháng hiện tại165,338
  • Tổng lượt truy cập92,543,002
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây