Học tập đạo đức HCM

Khẳng định vai trò chủ thể của nông dân

Thứ ba - 07/07/2015 04:46
Qua thực tiễn hơn 5 năm triển khai, với nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thực sự đi vào cuộc sống, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân. Đặc biệt, người nông dân đang thể hiện rõ vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM.
Khi nông dân vào cuộc
Việc sớm xác định vai trò của nông dân trong xây dựng NTM đã được Ban Bí thư T.Ư Đảng đề cập đến trong Kết luận 61-KL/TW ngày 3/12/2009 về Đề án nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. Sau 5 năm thực hiện Đề án này, vai trò của nông dân ngày càng rõ nét hơn. Trong đó, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, các cấp ủy, chính quyền đã tạo điều kiện cho nông dân trực tiếp tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đất đai, xây dựng NTM ở địa phương; đồng thời tham gia xây dựng hương ước, quy ước ở cơ sở.
Nông dân huyện Thạch Thất tham gia nhặt rác, bảo vệ môi trường. Ảnh: Hồng Vân
Nông dân huyện Thạch Thất tham gia nhặt rác, bảo vệ môi trường. Ảnh: Hồng Vân
Ông Nguyễn Quốc Cường – Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cho biết thêm, nông dân còn phát huy dân chủ trong việc tham gia giám sát, phản biện xã hội, giám sát thu, chi, sử dụng tài chính ngân sách và các khoản đóng góp, nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Qua đó bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Các cấp Hội nông dân cũng tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi để hội viên hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Nhiều tỉnh, thành Hội đã chủ động đăng ký thực hiện một số tiêu chí phù hợp với chức năng của Hội như xây dựng thiết chế văn hóa, đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng quy mô nhỏ, các mô hình cấp nước sạch, thu gom xử lý rác thải, VSMT …
Đặc biệt, thông qua phong trào “Nông dân thi đua xây dựng NTM” tại 63 tỉnh, TP, nông dân hiến gần 24 triệu mét vuông đất, đóng góp trên 2.000 tỷ đồng, trên 29 triệu ngày công để làm mới, sửa chữa trên 1,2 triệu ki lô mét đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng và hàng ngàn nhà văn hóa thôn, ấp, bản. Nhờ đó, đến nay cả nước đã có 864 xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM, chiếm 9,7%. Bình quân mỗi xã đạt 10,8 tiêu chí, tăng 6,12 tiêu chí so với năm 2010.
Tiếp tục phát huy vai trò
Kết quả xây dựng NTM toàn quốc đến nay là rất đáng ghi nhận và đời sống của cư dân nông thôn đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra là đến hết năm 2015, cả nước có 20% số xã đạt chuẩn NTM xem ra vẫn còn khá nhiều thách thức. Bên cạnh đó, đời sống của một bộ phận nông dân vẫn còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, và khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, miền có xu hướng gia tăng.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, ngành nông nghiệp đang nỗ lực triển khai đề án tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Để thực hiện tốt đề án này, vai trò của các cấp Hội nông dân và hội viên là rất lớn. Ông Tám dẫn chứng, trong 6 tháng đầu năm 2015, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do hạn hán, sản lượng và năng suất lúa đều giảm so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu nhiều mặt hàng cũng có chiều hướng giảm. Để vực dậy sản xuất, theo ông Tám, Hội nông dân cần tiếp tục vào cuộc, động viên, hướng dẫn bà con chuyển đổi sản xuất, lựa chọn thị trường, đối tượng sản xuất để phát triển. Đồng thời, tích cực trao đổi, lắng nghe ý kiến của nông dân trong nông nghiệp, xây dựng NTM.
Tại Hà Nội, trong những năm qua, Hội Nông dân TP đã phối hợp với Sở NN&PTNT tích cực tuyên truyền, vận động, triển khai xây dựng NTM với những hoạt động thiết thực như tổ chức hội thi “Nông dân đi đầu tham gia xây dựng NTM” tại 3 cụm của 19 huyện, thị xã. Đồng thời, tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình xây dựng NTM tiêu biểu. Ông Trịnh Thế Khiết – Chủ tịch Hội Nông dân TP cho biết, riêng năm 2015, Hội Nông dân TP tổ chức 4 hội nghị tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó tạo chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân hăng hái thực hiện dồn điền đổi thửa, tham gia hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
 
Thiên Tú
Theo: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập310
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại234,257
  • Tổng lượt truy cập85,141,293
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây