Học tập đạo đức HCM

Khát giữa biển nước

Thứ ba - 28/07/2015 06:44
Xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, Quảng Nam) bốn bề nước bao quanh, thế nhưng trong thời gian qua nắng nóng kéo dài khiến người dân thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là nước sạch.
Ông Hồ Văn Thà (75 tuổi, thôn Bình Trung) cho biết, người dân trên đảo phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là nước sạch trong nhiều năm qua. Gia đình ông hiện đang dùng nguồn nước từ hồ chứa nước của xã đóng tại thôn. Tuy nhiên, nguồn nước này không đảm bảo sức khỏe vì chưa được khử phèn triệt để.
12-02-46_nh-1
Bà Phương lọc phèn thủ công trước khi dùng nước để nấu ăn
 
Do cả hai vợ chồng ông đều lớn tuổi nên không thể đi chở nước sạch ở các giếng về dùng. Do đó trước khi nấu cơm, ông Thà phải lọc nước theo cách thủ công. Tuy vậy, sau khi nấu xong, nồi cơm hay ấm nước của gia đình đều đóng một lớp phèn đỏ.
Bà Trần Thị Phương (vợ ông Thà, 73 tuổi) dẫn chúng tôi ra sau nhà. Ở đó có vòi lấy nước từ bể nước của xã, rồi bà chỉ tay về phía lu nước, bên cạnh là một cái chậu (dùng để trồng cây cảnh) ở vị trí cao hơn, nói: “Cái chậu đó dùng để lọc nước cho bớt phèn, chỉ có sỏi và cát, trên cùng là một vỏ bao gạo để vòi nước khỏi làm xói lớp cát lọc nước. Hễ cần nước cho ăn uống là đưa vòi nước lên cái chậu để nó lọc bớt phèn, nước sau khi lọc sẽ chảy ra cái lu phía dưới. Mà có lọc được nhiều phèn đâu, hồi nào nấu cơm xong cũng có bám một lớp phèn đỏ ghê lắm”.
Bà Phương cho hay, nguồn nước từ bể mà gia đình bà đang dùng được xây  cách đây hơn 10 năm. Khoảng 2 năm đầu thì được dùng nước sạch, nhưng sau đó hệ thống xuống cấp đành chấp nhận dùng nước nhiễm phèn. Được biết, xã Tam Hải có 7 thôn với khoảng 8.500 dân sinh sống. Nếu như 5 thôn còn lại có nước (dù nhiễm phèn) để dùng thì 2 thôn Xuân Mỹ và Long Thạnh Tây hầu như không có sinh hoạt. Hai thôn này được ví von là “ốc đảo” của Tam Hải.
Trước tình hình người dân ở 2 xã đảo Tân Hiệp (TP Hội An) và Tam Hải (huyện Núi Thành) thiếu nước ngọt trầm trọng, UBND tỉnh Quảng Nam mới đây đã đề xuất Bộ NN-PTNT đầu tư xây dựng nhà máy cung cấp nước phục vụ cho nhân dân ở 2 xã đảo này theo 2 hình thức hoặc là Nhà nước đầu tư 100% vốn chuyển giao cho địa phương sử dụng, hoặc xã hội hóa. Tại xã Tam Hải, theo đề xuất, trong giai đoạn 2016-2020 sẽ xây dựng hệ thống cung cấp nước ở các thôn Xuân Mỹ và Long Thạnh, bể cấp nước ở các thôn Thuận An, Tâm Lập và Đông Tuần.
 
Ông Lê Tấn Ích, Trưởng thôn Long Thạnh Tây, cho biết: Dân ở đây đang khốn đốn vì thiếu nước dùng. Để có nước sinh hoạt thì phải đi đò mua nước ở các xã Tam Quang, Tam Giang, Tam Hòa, hoặc ở trung tâm xã Tam Hải. Nếu mua ít, thì khoảng 10.000 đồng một can 30 lít, còn mua với số lượng nhiều thì giá giảm xuống còn khoảng 7.000 - 8.000 đồng. Một can nước như vậy, chỉ dùng được từ 1-2 ngày. Trong khi đó, nước uống phải mua nước lọc theo kiểu bình 21 lít.
Trên thực tế, đã từng có vài công trình nước sạch thực hiện ở xã Tam Hải, nhưng vì nhiều lí do khác nhau, các công trình này hoặc không còn, hoặc đã xuống cấp. Chẳng hạn ở 2 “ốc đảo” Xuân Mỹ và Long Thạnh Tây, trước đây có đường ống dẫn nước sạch từ các xã khác nhưng hoạt động không bao lâu thì ngừng.
Ông Ích cho hay: “Ban đầu có hệ thống nước sạch từ xã Tam Giang dẫn qua, sau đường ống này bị giải tỏa nên chuyển sang lấy nước từ xã Tam Hòa. Tuy nhiên, chỉ được vài tháng sau thì không có nước nên “cắt luôn”, từ năm 2006 đến nay 96 hộ dân ở đây đã không có nước ngọt để dùng”.
Hơn 10 năm trước, xã Tam Hải được tổ chức Đông Tây hội ngộ xây dựng cho một bể cấp nước ngọt tại thôn Bình Trung. Ban đầu bể nước này được khử phèn gần như triệt để, nhưng sau vài năm hoạt động thì hệ thống khử phèn xuống cấp. Hiện người dân ở đây phải khử phèn kiểu thủ công để lấy nước sinh hoạt.
Ông Phạm Đức Thịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hải, cho biết: Vì sống trong cảnh thiếu nước ngọt trầm trọng kéo dài nên người dân ở đây luôn ngóng trông các dự án nước sạch. Những dự án trước, sau niềm vui ngắn ngủi, dân lại tiếp tục “dài cổ” chờ, nên hễ nghe có dự án mới là ai cũng phấn khởi mặc dù chưa biết có kết quả gì hay không.
Cũng theo ông Thịnh, nhiều lần dân kiến nghị, xã đề xuất lên cấp trên nhưng vẫn chưa có kết quả. Về phía xã, việc tự xây dựng các hệ thông nước sạch là điều không thể vì ngân sách địa phương không đủ.
Sông La
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập205
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm204
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại201,866
  • Tổng lượt truy cập92,579,530
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây