Học tập đạo đức HCM

Khéo lồng ghép giữa giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 09/11/2014 01:51
Là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái với 18 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc chiếm 80%. Thế nhưng nhờ kết hợp xây dựng nông thôn mới (NTM) với phát triển nhiều mô hình sản xuất, công tác giảm nghèo ở huyện Lục Yên (Yên Bái) đã triển khai có hiệu quả. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm đáng kể, góp phần tích cực trong việc cải thiện đời sống nhân dân.
 
 
Chăn nuôi là một trong những mô hình 
giúp nhiều người dân Lục Yên vươn lên thoát nghèo 
 
Tạo nhiều cơ hội cho người nghèo  
 
Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành huyện Lục Yên quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, năm  2013, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 27,82% (giảm 4,52% so với năm 2012, vượt 0,52% so với chỉ tiêu kế hoạch). Một trong những giải pháp quan trọng giúp địa phương giảm nghèo bền vững đó là ngoài việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, huyện còn phối hợp lồng ghép các chương trình, dự án giảm nghèo với xây dựng NTM. Từ đó, tạo đà cho người dân vươn lên thoát nghèo. Đáng chú ý để tạo điều kiện cho người dân vay vốn làm kinh tế, UBND huyện Lục Yên đã kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tạo thành cây cầu nối đảm bảo đồng vốn đến tận tay người vay. Thông qua cơ chế vay bình xét công khai, dân chủ nên đồng vốn đã thật sự đến tay người nghèo. Cũng nhờ được vay vốn ưu đãi, anh Lý Thông Kỳ, thôn Kha Bán, xã Liêu Đô đã thoát được cảnh nghèo kinh niên. Cuộc sống của gia đình chỉ trông vào 3 sào ruộng, mỗi năm thiếu đói từ 3 - 4 tháng. Thế nhưng thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, gia đình anh được ngân hàng CSXH huyện cho vay 5 triệu đồng với lãi suất thấp. Từ nguồn vốn ấy, anh mua một trâu cái sinh sản về nuôi, được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, trâu cái được nuôi dưỡng tốt nên sinh sản đều, sau 1 năm đã đẻ ra nghé. Cơ hội thoát nghèo được nhân lên khi năm 2009 anh được vay thêm 10 triệu đồng. Đến nay cả lợn nái và trâu cái đều sinh sản tốt và cho thu nhập khá và thoát khỏi hộ nghèo. 
 
Bà Hoàng Thị Ảnh - Phó ban Thường trực Ban Quản lý dự án giảm nghèo huyện Lục Yên cho biết: Sau 2 năm triển khai các tiểu dự án chăn nuôi đang phát huy hiệu quả tích cực. Qua hạch toán kinh tế, các mô hình đều cho thu lãi trên 5 triệu đồng, số tiền này tuy không nhiều song được coi là cơ hội tốt để đồng bào nghèo có thể vươn lên thoát nghèo.       
 
Những chuyển dịch tích cực trong mọi mặt đời sống xã hội của đồng bào DTTS ở Lục Yên thời gian qua là minh chứng cho thấy việc tập trung thực hiện hiệu quả, thống nhất các chương trình, dự án chính sách dân tộc trên địa bàn chính là cú hích mạnh mẽ giúp đồng bào DTTS, nhất là các hộ nghèo vùng sâu, vùng xa ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
 
Điểm sáng về xây dựng nông thôn mới
 
Cùng với việc đưa các mô hình sản xuất thì việc xây dựng NTM, kiên cố hóa đường liên thôn cũng được huyện Lục Yên rất chú trọng. Đặc biệt để phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng NTM, Hội Nông dân đã tích cực tuyên truyền tới các cơ sở hội đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Thông qua phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã tạo lên phong trào ”nhà nhà giúp nhau làm giàu”. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Thanh Hưng chi Hội Thoóc Phưa- thị trấn Yên Thế, mỗi năm giúp đỡ được 17 lao động, hộ nghèo, hộ khó khăn về kiến thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất, có việc làm với mức thu nhập từ 2,5 đến 3,0 triều đồng/người/tháng. Hay như gia đình ông Nguyễn Quốc Khánh chi Hội 9, xã An Lạc, mỗi năm  giúp đỡ, tạo việc làm, chuyển giao KHKT cho 10 lao động với mức thu nhập từ 2-3 triệu đồng/lao động...Tuy số lượng lao động có việc làm từ những hộ khá còn ít song giá trị từ phong trào giúp nhau làm giàu rất lớn, nó là nhân tố, là động lực để người nghèo vươn lên thoát nghèo.  
 
Điều đáng ghi nhận là không chỉ giúp nhau để cùng thoát nghèo mà phong trào thi đua còn tạo nguồn lực cho các hộ đóng góp sức người, tiền của và hiến đất để thực hiện chương trình xây dựng NTM. Thống kê của UBND huyện Lục Yên cho thấy, đến nay các hộ đã đóng góp, ủng hộ xây dựng NTM và cơ sở hạ tầng nông thôn với tổng giá trị trên 10 tỷ đồng, với gần 58 nghìn ngày công. Trong đó, hiến hơn 96 nghìn m2 đất, tham gia làm mới và sửa chữa 423km đường giao thông, xây dựng 199 phòng học, 8 trạm xá, 198 cầu cống. Đóng góp hỗ trợ giáo dục được 224 triệu đồng. Đóng góp hỗ trợ An ninh, quốc phòng được 1,5 tỷ đồng…
 
Có được kết quả trên, theo ông Vũ Thái Linh - Chủ tịch Hội nông dân huyện Lục Yên, đó là kết quả của sự đồng lòng từ phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Cũng từ phong trào này, hàng trăm, hàng nghìn hội viên đã trở thành những ông, bà chủ với số vốn 2- 4 tỉ đồng. Đáng chú ý những nông dân này đã trở thành chỗ dựa  hỗ trợ về vật chất, tinh thần và việc làm giúp đỡ trên 11 nghìn lượt hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Theo daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,419
  • Tổng lượt truy cập90,258,812
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây