Học tập đạo đức HCM

Không quyết liệt khó hoàn thành

Thứ ba - 19/05/2015 06:16
Cho đến nay, dù toàn TP đã cơ bản đạt mục tiêu chung về dồn điền đổi thửa (DĐĐT), song tại một số địa phương vẫn còn những "điểm nóng" chưa được giải quyết triệt để. Nguyên nhân cơ bản nhất nằm ở chính cách làm của chính quyền địa phương chưa thấu tình, đạt lý.
Bức xúc kéo dài
Chương trình DĐĐT được UBND TP triển khai từ năm 2012 và theo Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 13/11/2013 về DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP, mục tiêu đến hết năm 2013, toàn TP sẽ hoàn thành DĐĐT toàn bộ 76.365ha đất nông nghiệp có khả năng dồn đổi. Tuy nhiên cho tới nay, vẫn còn một số địa phương chưa hoàn thành kế hoạch và để xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài. Từ đầu tháng 4 đến nay, Ban Tiếp công dân TP liên tục nhận được đơn thư khiếu nại về những vướng mắc trong công tác DĐĐT tại xã Hòa Bình (huyện Thường Tín), xã Dương Quang (huyện Gia Lâm)... Trong đó chủ yếu là kiến nghị về việc các cơ quan Nhà nước chậm giải quyết vướng mắc trong DĐĐT, gây bức xúc trong Nhân dân.

 
Ruộng đất bỏ hoang do vướng mắc trong DĐĐT tại xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai đầu năm 2014.
Ruộng đất bỏ hoang do vướng mắc trong DĐĐT tại xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai đầu năm 2014.
Tại huyện Thường Tín, tính đến hết quý I/2015, huyện đã DĐĐT được 4.391ha, đạt kế hoạch TP giao. Tuy nhiên, theo ông Lưu Văn Phúc - Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín, trong quá trình thực hiện vẫn còn khó khăn, vướng mắc tại đội 6, thôn Thụy Ứng, xã Hòa Bình và thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi. Trong đó đội 6, thôn Thụy Ứng có 7 hộ có ruộng tại Só Đường Châu, mỗi hộ từ 1 - 2 thửa đề nghị được tiếp tục canh tác tại khu này nhưng các hộ dân khác không đồng thuận. Còn tại thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi còn một số công dân đề nghị huyện, xã xử lý xong các vi phạm từ trước năm 1993 và đắp đường, san ruộng cho Nhân dân thì mới gắp thăm theo nhóm để sản xuất.
Tại huyện Quốc Oai, tính đến hết quý I, đã DĐĐT được 3.968/4.302ha, đạt 92,2% so với kế hoạch. Như vậy vẫn còn hơn 300ha đất nông nghiệp chưa được thực hiện DĐĐT, tập trung chủ yếu ở các xã Đồng Quang, Cộng Hòa. Hay như huyện Chương Mỹ, dù là một trong những địa phương dẫn đầu TP về diện tích DĐĐT với hơn 10.300ha (đạt 99,53%), song trên địa bàn huyện vẫn còn 3 thôn chưa thực hiện DĐĐT là Lý Nhân (xã Hòa Chính), Đồng Trữ (xã Phú Nghĩa), Phượng Nghĩa (xã Phụng Châu)...
Khắc phục nhanh những hạn chế
Mới đây, UBND TP cũng đã có công văn đôn đốc Sở NN&PTNT và một số huyện như Thường Tín, Quốc Oai khẩn trương giải quyết tồn tại trong công tác DĐĐT. Trong đó, yêu cầu huyện Thường Tín báo cáo kết quả giải quyết trước 15/5 và huyện Gia Lâm báo cáo trong tháng 5.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, tính đến nay, toàn TP đã DĐĐT được 75.998ha, đạt 99,52% kế hoạch. Bên cạnh nhiều huyện thực hiện tốt vẫn còn một số huyện chưa DĐĐT theo kế hoạch giao như Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh... Theo đánh giá, nguyên nhân chủ yếu của việc chậm hoàn thành DĐĐT là do cách làm của chính quyền địa phương chưa đúng quy trình, chưa tuyên truyền tốt để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong Nhân dân. Ở một số địa phương vẫn còn tình trạng thiếu trách nhiệm của cán bộ khiến cho người dân mất niềm tin, kiên quyết không nhận ruộng, dẫn tới tình trạng tập trung đông người khiếu kiện tại các cơ quan của TP.
Mục tiêu của DĐĐT theo Kế hoạch 171 là khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán để có điều kiện thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nhằm giảm chi phí sản xuất. Và để tạo thuận lợi cho các địa phương, Sở NN&PTNT đã có Hướng dẫn số 29/HD-SNN về quy trình DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, không ít địa phương nóng vội, không thực hiện đúng quy trình. Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Hồng Lâm cho biết, huyện đã yêu cầu các xã còn đơn thư tiếp tục tổ chức đối thoại, giải đáp kịp thời kiến nghị của công dân. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên, Nhân dân tích cực hưởng ứng DĐĐT.
Ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội nhận định, với những địa phương có nhiều khó khăn về địa hình như Sóc Sơn, Chương Mỹ mà vẫn DĐĐT được diện tích lớn thì các địa phương khác không thể không làm được. Nguyên nhân chỉ có thể là do địa phương làm chưa đúng quy trình, thiếu quyết liệt và quan trọng nhất là chưa tuyên truyền, hướng dẫn thấu tình đạt lý tới cán bộ cũng như Nhân dân. Bởi vậy, muốn hoàn thành dứt điểm DĐĐT, cần xử lý ngay các điểm còn tồn tại, các địa phương phải khắc phục được những hạn chế này.


Nguồn: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập529
  • Hôm nay92,778
  • Tháng hiện tại828,888
  • Tổng lượt truy cập93,206,552
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây