Học tập đạo đức HCM

Khu dân cư là địa bàn trọng yếu triển khai các cuộc vận động

Thứ năm - 30/06/2016 11:21
Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cho rằng cần tiếp tục lấy khu dân cư làm địa bàn trọng yếu để phối hợp các ngành, đoàn thể tạo sự lan tỏa trong triển khai huy động sức dân đóng góp thực hiện các mục tiêu của Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".

 

Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ VIệt Nam các tỉnh, thành phố năm 2016, ngày 29/6, nhiều ý kiến của các cán bộ Mặt trận 63 tỉnh, thành phố đã được gửi tới Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam để thực hiện thành công các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016.

Góp ý vào dự thảo Thông tri hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" (Cuộc vận động), Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Trung cho rằng trong Thông tri có đặt ra việc vận động nhân dân tham gia cùng Nhà nước từng bước hình thành các trung tâm hoạt động cộng đồng. 

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM Nguyễn Thành Trung phát biểu.

Theo ông Trung nên cân nhắc việc hình thành các trung tâm này vì thực tế các trung tâm hoạt động cộng đồng không khác với các trung tâm sinh hoạt văn hóa, các nhà văn hóa đang hoạt động trong khi đó việc phát huy hoạt động, hiệu quả của các thiết chế văn hóa ở cơ sở rất khó khăn.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu Quản Trọng Ninh đặt vấn đề việc thực hiện Cuộc vận động cần tiếp tục xác định xã, phường, thị trấn, khu dân cư là địa bàn quan trọng để triển khai thực hiện cuộc vận động. 

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bạc Liêu Quản Trọng Ninh phát biểu.

Mặc dù đã đổi tên Cuộc vận động nhưng khu dân cư vẫn là địa bàn trọng yếu nhất, quan trọng nhất trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện cuộc vận động góp phần xây dựng 19 tiêu chí nông thôn mới.

Góp ý vào công tác giám sát và phản biện của MTTQ Việt Nam, Phó ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Long An Lê Quang Diệu cho rằng báo cáo chuyên đề chưa thấy đánh giá về hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng ở xã phường, thị trấn. 

Phó ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban MTTQ tỉnh Long An Lê Quang Diệu phát biểu.

Theo ông Diệu, hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng ở cơ sở là lĩnh vực khó chính vì vậy Trung ương cần có đánh giá về hoạt động của các Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, hướng dẫn nghiệp vụ cho các Ban GSĐTCCĐ ở cơ sở.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên Lương Mộng Sanh cho rằng việc triển khai thực hiện Cuộc vận động cũng có nghĩa là kết thúc cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" vậy, việc điều chỉnh quy chế quản lý sử dụng quỹ "vì người nghèo" của các tổ chức thành viên không có quỹ thì sẽ hỗ trợ người nghèo như thế nào?

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Yên Lương Mộng Sanh phát biểu.

Trao đổi về việc hình thành các trung tâm hoạt động cộng đồng, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho rằng hiện nay có nhiều nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư. 

Việc duy trì không thường xuyên các thiết chế văn hóa này gây lãng phí thậm chí có nơi không có nơi sinh hoạt cho người dân. 

Theo Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh, việc Mặt trận hướng đến đề xuất hình thành các trung tâm sinh hoạt cộng đồng để Mặt trận và các tổ chức đoàn thể thu hút sự tham gia của người dân vào các hoạt động từ sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động văn hóa văn nghệ. 

Đối với những khu dân cư có các thiết chế văn hóa, sinh hoạt cộng đồng sẽ phát huy sử dụng các thiết chế đó. 

Mặt trận có lộ trình, để từ năm 2017 phối hợp với một số địa phương có đề án trình Chính phủ nhằm thống nhất ban hành hướng dẫn về tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất.

Đối với việc thực hiện Cuộc vận động, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cho rằng cần tiếp tục lấy khu dân cư làm địa bàn trọng yếu để phối hợp các ngành, đoàn thể tạo sự lan tỏa trong triển khai huy động sức dân đóng góp thực hiện các mục tiêu của Cuộc vận động.

Đối với việc vận động xây dựng quỹ "Vì người nghèo", theo Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh, kết thúc cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" đổi tên Ban vận động "Quỹ vì người nghèo" cùng với đó kiện toàn ban vận động, điều chỉnh quy chế quản lý sử dụng quỹ "vì người nghèo".

Theo Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh, để thực sự giúp đỡ người nghèo vươn lên thoát nghèo, có sự phân công giúp đỡ của các đoàn thể trong giúp đỡ hộ nghèo với việc tiếp cận theo tiêu chí nghèo đa chiều bên cạnh việc hỗ trợ về nhà ở cần quan tâm đến việc hỗ trợ về các làm ăn, các phương thức vươn lên thoát nghèo.

Ông Nguyễn Nam Tiến, Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế:

Chủ động xây dựng kế hoạch giám sát an toàn thực phẩm

Sau khi có chương trình phối hợp giám sát ATTP của UBTƯ MTTQ Việt Nam triển khai, về phía MT tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã ngay lập tức phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị xã hội tỉnh tổ chức triển khai trong nhân dân toàn tỉnh. Trước hết chúng tôi xây dựng kế hoạch về việc triển khai các hoạt động giám sát về ATTP trên địa bàn toàn tỉnh. Thứ hai, chúng tôi có chương trình phối hợp hành động giữa Măt trận với các tổ chức thành viên trong Mặt trận tỉnh để triển khai các hoạt động một cách cụ thể. Trên cơ sở Mặt trận là cơ quan chủ trì phối hợp, các tổ chức thành viên, các cơ quan chức năng chủ động xây dựng kế hoạch, lực lượng theo kế hoạch đặt ra. Cụ thể, năm 2016 này chúng tôi phối Hội Nông dân tỉnh, Sở NN và PTNT, Sở Y tế xây dựng một kế hoạch cụ thể, chi tiết về  giám sát ATTP trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, công việc đang được tiến hành, về việc tổ chức khá đồng bộ.
 

Ông Lương Mộng Sanh, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Phú Yên:

Tuyên truyền về ATTP ở cơ sở vẫn lúng túng

Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh Phú Yên đã thành lập đoàn để giám sát 4 huyện thị trong địa bàn tỉnh Phú Yên với nội dung giám sát VSATTP.  Qua giám sát chúng tôi nhận thấy rằng, cấp uỷ địa phương ở các huyện, thị, thành phố hết sức quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, đến với một số cấp xã việc tuyên truyền cho bà con về nhận thức ATTP vẫn rất lúng túng. Do vậy, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục đề xuất các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp tốt với Sở NN và PTNT, Sở Công thương và Sở Y tế để phối hợp triển khai vấn đề này một cách đồng bộ đến toàn nhân dân trong tỉnh, nhất là đối với cấp cơ sở.

Theo Dạ Yến - Hoàng Long/daidoanket.vn
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm161
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại854,677
  • Tổng lượt truy cập93,232,341
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây