Trước hiện trạng trên, tại các đô thị lớn, người tiêu dùng có xu hướng tìm mua sản phẩm hữu cơ (SPHC) có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng của những thương hiệu có uy tín. Nhưng con đường sản xuất và kinh doanh SPHC của một nền nông nghiệp hữu cơ (NNHC) còn quá nhiều chông gai!
Nhiều mô hình kinh doanh
Giờ đây, ở các thành phố lớn, các mô hình kinh doanh SPHC đã khá hấp dẫn với nhiều nhiều hình thức kinh doanh, như: cửa hàng trên các tuyến phố, khu dân cư; cửa hàng online; những “đảo” trưng bày và bán hàng (khu vực độc lập tương đối) tại các siêu thị: Co.opmart, Lotte, Satra…; trang facebook của các cá nhân có nhân hiệu riêng, bán tổng hợp nhiều kiểu (như Bùi Thị Thanh Hằng – Karose – khu vườn từ thiên nhiên) hay bán chung tại các cửa hàng mang tên “nông sản sạch, an toàn”.
Tháng 5/2016, sau khi cho ra mắt những sản phẩm Co.op Organic đạt tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu, đến nay số điểm bán SPHC của hệ thống siêu thị Co.opmart tăng khá nhanh, đã có 20 điểm bán rau củ quả, còn điểm bán thuỷ sản hữu cơ (cá, tôm) đông lạnh nhiều hơn.
Tại TP.HCM còn có các cửa hàng kinh doanh SPHC được nhiều khách hàng biết đến, như Organica, Organik Dalat, Ox 4P’s… Trong đó, Organica không chỉ kinh doanh thực phẩm mà còn có cả mỹ phẩm hữu cơ. Organik Dalat là kênh bán hàng, chủ yếu qua kênh online, với những sản phẩm đạt những tiêu chuẩn quốc tế như: USDA, EU, ACO, NASAA… Hiện Organik Dalat có một cửa hàng “offline” tại P. Thảo Điền (quận 2). Ox 4P’s là một thương hiệu khá nổi tiếng trong nhóm kinh doanh SPHC, nhưng chỉ cung cấp rau, quả hữu cơ đạt tiêu chuẩn EU. 5th Element có chứng nhận USDA, EU, chuyên cung cấp các loại sản phẩm rau sạch hữu cơ; là một dự án của Singapore hướng đến mục tiêu cung cấp rau sạch, rau hữu cơ với giá cả phải chăng. Hiện tại, 5th Element đã có gian hàng tại Vivo City (quận 7, TP.HCM)…
Chịu lỗ nhiều năm
Chủ tịch hội đồng quản trị Vinamit Nguyễn Lâm Viên cho rằng, hiện doanh số của nhóm SPHC tại Việt Nam ước chừng 3.300 tỉ đồng/năm. Trong đó, thị trường miền Bắc ước chừng 1.800 tỉ đồng, miền Nam khoảng 1.500 tỉ đồng. So với nhiều mặt hàng khác, doanh số cả năm của SPHC chưa tới 200 triệu USD chưa phải là lớn, nếu không muốn nói là còn quá nhỏ.
Song song với lượng hàng SPHC được sản xuất trong nước, theo nhu cầu của thị trường, SPHC nhập khẩu đang gia tăng. Nhưng theo giới kinh doanh, muốn tồn tại bằng SPHC nhập khẩu lại quá nan giải. Để trụ được trên thị trường, nhà nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam phải mất ít nhất từ 2 – 3 năm chịu lỗ để tìm thị trường, dù biết rằng “vẫn chưa có gì chắc chắn sau đó sẽ có lãi”. Hiện nay, lợi nhuận đối với các mặt hàng SPHC nhập khẩu dao động từ 7 – 10%.Nhà nhập khẩu SPHC phải hao tốn tối thiểu từ 150.000 – 200.000 USD (tương đương 3,3 – 4,4 tỉ đồng) cho mỗi lô hàng bằng cách rải sản phẩm để đo lường hiệu ứng từ người tiêu dùng. Đây được xem là khoản chi phí doanh nghiệp khi đưa hàng vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi… Theo ông Phạm Trung Kiên, phó tổng giám đốc Co.opmart, dù đã gần hai năm kinh doanh SPHC nhưng Co.opmart vẫn coi đây là giai đoạn đầu tư.
Phải căn cơ nhiều bước
Mục tiêu của NNHC là thay đổi hình ảnh xấu của nông sản Việt Nam hiện nay, đó là: ô nhiễm, dư lượng hoá chất… Dù quan niệm “đảm bảo an ninh lương thực” vẫn đang chi phối nặng nề, nhưng muốn phát triển NNHC Việt Nam, thị trường là yếu tố quyết định sự thành bại. Để có hàng hoá cạnh tranh, doanh nghiệp và nông dân cần được hỗ trợ đầu vào lẫn đầu ra. Để các SPHC “đứng chân” tại thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu, điều không thể bỏ qua là các sản phẩm nông sản thực phẩm của Việt Nam cần phải có chứng nhận hữu cơ của các tổ chức quốc tế chính thống. Đó là con đường gian khổ nhất, nhưng lại là ngắn nhất để SPHC Việt Nam thâm nhập cũng như trụ vững lâu dài ở các thị trường lớn trên thế giới.
Để SPHC trở thành một lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp Việt Nam cho hôm nay và tương lai, Chính phủ cần thể chế hoá bằng các chính sách phù hợp cho sản xuất NNHC; sớm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng, thanh tra; tuyên truyền phổ biến về vai trò của SPHC; các chương trình nghiên cứu về NNHC; tăng cường đào tạo nhân lực, hợp tác quốc tế, năng lực thương mại về NNHC…
Qua quan sát thực tế những mô hình sản xuất SPHC trong nước, có sự khác biệt giữa hai miền Nam, Bắc. Nhiều hộ nông dân và hợp tác xã của các tỉnh phía Bắc đi theo hướng nông nghiệp hữu cơ (NNHC) được cấp giấy chứng nhận PGS (giấy chứng nhận PGS cấp cho hợp tác xã hay hộ nông dân chấp nhận canh tác trong một hệ thống bảo đảm cùng tham gia theo đúng quy trình, tuân thủ các quy định sản xuất hữu cơ) từ rau – củ – quả, thịt, tôm cá, gạo, hoa quả, hải sản, đồ khô… Trong khi đó, các mô hình sản xuất nhiều địa phương phía Nam lại theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế như: USDA, EU hay JAS…
Kim Hạnh/tiepthithegioi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã