Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Tân Nhựt

Chủ nhật - 14/04/2013 03:46
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh) là nơi chịu nhiều bom đạn ác liệt của quân giặc. Với ý chí kiên cường, người dân Tân Nhựt đã đứng lên đấu tranh để giành độc lập. Ngày nay, những con người trên quê hương anh hùng đó lại hăng say lao động, chung sức chung lòng cùng với Đảng, chính quyền xây dựng quê hương, xây dựng nông thôn mới.

Xuất phát điểm thấp, hiệu quả cao


Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch UBND xã Tân Nhựt cho biết: Trước khi xây dựng đề án nông thôn mới, Tân Nhựt là một trong những xã nghèo nhất của huyện Bình Chánh và Thành phố bởi đất đai bưng trũng nặng phèn, nước mặn xâm nhập, sản xuất nông nghiệp thất thu; hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh; cơ sở hạ tầng thiếu thốn; đời sống người dân rất bấp bênh. Năm 2010, Tân Nhựt được UBND Thành phố chọn là một trong 5 xã điểm của Thành phố xây dựng mô hình nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2012. Đây là tin vui nhưng cũng gắn liền với nhiều khó khăn, thách thức.

 

Từ khi thực hiện thí điểm xây dựng nông thôn mới, đến nay xã Tân Nhựt đã có hệ thống giao thông thuận lợi.

Trước khi xây dựng đề án, Tân Nhựt là xã có mức khởi điểm các tiêu chí xây dựng NTM thấp nhất so với các xã khác cùng xây dựng NTM, chỉ đạt 5/19 tiêu chí. Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm triển khai thực hiện thí điểm xây dựng mô hình NTM, Tân Nhựt cơ bản đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và đã được nhiều kết quả cao. Cụ thể, người dân đã hiến trên 100.000 m2 đất trị giá 74 tỷ đồng để mở đường; thực hiện 133 công trình xây dựng, hệ thống đường giao thông chính đã được tráng nhựa, bê tông. Thu nhập đầu người bình quân tăng gấp đôi, trước khi thực hiện đề án chỉ 12 triệu đồng/năm, nay đã tăng lên 24 triệu đồng/người/năm, cá biệt có nhiều trường hợp thu nhập 100 - 200 triệu đồng/người/năm. Địa phương đã hỗ trợ sửa chữa, chống dột 82 căn nhà tình thương (tổng trị giá trên 863 triệu đồng), kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững (từ 1.048 hộ nghèo tại thời điểm cuối năm 2009, chiếm tỷ lệ 18%, đến nay, toàn xã chỉ còn 161/6.640 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,4%, (chỉ tiêu đề án đề ra dưới 7%)….


Ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho biết: Có được những kết quả trên là nhờ sự nỗ lực, đồng lòng của toàn thể cán bộ và người dân trong xã. Dù xuất phát điểm thấp, vốn ngân sách có hạn nhưng khi thực hiện đề án, người dân và lãnh đạo xã đã biết đồng lòng, không trông chờ vào TP và vẫn tìm cách đạt được các tiêu chí sớm với kết quả cao. Tân Nhựt có thể coi là tấm gương để các xã khác lấy đó làm bài học, không trông chờ, ỷ lại cấp trên mà tự mình vươn lên.


Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả


“Khi xây dựng NTM, xã Tân Nhựt không chỉ nhằm mục tiêu xây mới các tuyến đường giao thông, trường lớp, trạm y tế, kênh mương thủy lợi… Điều quan trọng nhất mà lãnh đạo xã và bà con khi xây dựng NTM hướng tới là để người dân có cuộc sống ấm no, thoát nghèo bền vững, con em được học hành, sức khỏe người dân được nâng cao…. Để làm được điều này, lãnh đạo xã đã hướng người dân phát triển kinh tế chuyển đổi cây trồng vật nuôi kém hiệu quả sang trồng những cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao” - ông Hoàng cho biết thêm.


Hiện nay, nhờ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từ trồng lúa năng suất thấp sang đầu tư các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Tính đến nay, đã có hơn 600 hộ nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp với tổng diện tích chuyển đổi hơn 274 ha đất nông nghiệp kém hiệu quả. Nhiều mô hình thực hiện đã tăng thu nhập cho người dân như mô hình nuôi cá kiểng cho thu nhập bình quân hơn 13 triệu đồng/người/tháng, mô hình nuôi thủy sản cho thu nhập bình quân gần 20 triệu đồng/người/tháng…


Anh Trương Trung Cường, ngụ ấp 1, xã Tân Nhựt, Bình Chánh cho biết: Sinh ra và lớn lên ở vùng quê mùa mưa thì phèn, mùa nắng thì nước mặn xâm nhập, lúa thì chỉ làm được 2 vụ nhưng không có lãi bao nhiêu. Tuy nhiên, nhờ được hướng dẫn chuyển đổi cây trồng vật nuôi tôi đã chọn con cá cảnh. Đến nay, tôi đã phát triển nhân rộng mô hình và nhận bao tiêu sản phẩm cho nhiều hộ dân trong xã. Trung bình một ngày, tôi xuất ra thị trường 3.000 con cá cảnh, doanh thu một năm khoảng 700-800 triệu đồng.

 

 

Đan Phương - Hoàng Tuyết
theo
baotintuc

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm216
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại188,540
  • Tổng lượt truy cập90,251,933
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây