Học tập đạo đức HCM

Kỳ vọng từ chính sách đột phá xây dựng Nông thôn mới

Thứ hai - 08/04/2013 03:22
Với khẩu hiệu hành động “Đàn ông làm đường, đàn bà làm vườn” và chủ đề thực hiện “Nhà sạch, vườn đẹp - làm đường giao thông nông thôn”... tỉnh ta đang quyết tâm tạo đột phá XDNTM trong năm “bản lề” thực hiện kế hoạch 2011-2015. Những nội dung trên là “linh hồn” của kế hoạch đột phá thực hiện Chương trình XDNTM vừa được UBND tỉnh ban hành, với kỳ vọng tạo chuyển biến rõ nét “bộ mặt” nông thôn.

 
       Nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình XDNTM, người dân các địa phương đang tích cực đóng góp công sức làm đường giao thông nông thôn.
        Trong ảnh:Đoàn viên, thanh niên huyện Quản Bạ tham gia làm đường bê-tông.Ảnh: TRẦN HIỀN

Xín Mần là một trong 6 huyện nghèo của tỉnh, bắt tay vào thực hiện XDNTM, bên cạnh những thuận lợi đó là tập thể đoàn kết, quyết tâm thì mảnh đất miền Tây cũng gặp nhiều khó khăn do xuất phát điểm nền kinh tế thấp, nội lực trong dân chưa mạnh. Sau 2 năm thực hiện, với bước đi phù hợp, cách làm linh hoạt, công cuộc XNDTM trên địa bàn huyện có bước khởi sắc. Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ nên cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc cùng người dân XDNTM với cách làm sáng tạo như: Hội LHPN triển khai mô hình “Nhà sạch - Vườn đẹp” tại xã Khuôn Lùng, Bản Díu, Bản Ngò, Cốc Pài. Cũng tại các xã điểm trên, Hội Nông chọn 85 hộ dân tiêu biểu, triển khai thí điểm mô hình “Hộ sạch, khuôn viên đẹp”... Do điều kiện đặc thù về địa lý, thổ nhưỡng và tập quán canh tác, sinh hoạt của vùng đồng bào dân tộc, nên việc quy hoạch XDNTM luôn được chú trọng. Đến nay, Xín Mần đã thẩm định, phê duyệt 12 đồ án quy hoạch, hoàn thành cơ bản đề án NTM của xã điểm Bản Díu, Bản Ngò, Tả Nhìu, Nà Chì và Khuôn Lùng. Tuy nhiên, tiến độ lập quy hoạch còn chậm do một số xã chưa thực sự quan tâm, đơn vị tư vấn được lựa chọn năng lực chưa đáp ứng yêu cầu... Bên cạnh đó, đề án XDNTM chưa bám sát quy hoạch, nặng về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng yếu tố phát triển sản xuất, văn hóa, giáo dục, môi trường. Một số giải pháp thực hiện thiếu tính thực tiễn, chỉ trông chờ nguồn lực bên ngoài, chưa chú trọng phát huy nội lực cộng đồng.
 
ũng như Xín Mần, huyện vùng cao Mèo Vạc đang tập trung toàn lực nhằm tạo khởi sắc “bộ mặt” nông thôn, đặc biệt tại 3 xã biên giới Sơn Vĩ, Xín Cái, Thượng Phùng. Việc lựa chọn các xã trên làm điểm XDNTM được lãnh đạo huyện, người dân rất kỳ vọng. Nhưng khi thực hiện, nó nảy sinh nhiều vấn đề như khó đưa vật liệu tới chân công trình, chi phí vận chuyển cao, kinh phí đầu tư thấp... trong khi người dân hầu hết là hộ nghèo, cận nghèo nên việc đóng góp không được nhiều. Kết quả rà soát 2 năm thực hiện XDNTM của Mèo Vạc cho thấy, nhóm tiêu chí Quy hoạch chỉ đạt trên 29%; xây dựng hạ tầng - kinh tế xã hội chuyển biến chậm. Đối với nhóm tiêu chí kinh tế, tổ chức sản xuất, huyện thực hiện lồng ghép vốn sự nghiệp nông nghiệp, 30a, hỗ trợ giống, phân bón cho nhân dân mở rộng sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đồng thời, xây dựng nhiều mô hình điểm ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi để nhân dân học tập, từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình, đã góp phần không nhỏ cải thiện chất lượng cuộc sống. Từ năm 2011 đến nay, Mèo Vạc huy động sức dân, mở mới được 2.200m đường đá, nâng cấp 5.500m đường giao thông nông thôn, vận động nhân dân hiến gần 6 nghìn m2 đất, nghiệm thu và đưa vào sử dụng 3.235m đường bê tông liên thôn, trên 6 nghìn mét đường bê tông vào hộ gia đình, láng 36.288 m2 nền nhà, xây dựng 612 công trình vệ sinh; di dời 242 chuồng trại; xây dựng 356 bể nước hộ gia đình... Kết quả đạt được là vậy, nhưng dấu ấn XDNTM vẫn chưa thể hiện rõ nét trong đời sống người dân nông thôn.
 
Công cuộc XDNTM được tiến hành trên địa bàn tỉnh với bước đi, cách thức triển khai có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh nên bước đầu đang tạo sự khởi sắc trên khắp làng quê NTM. Đến nay, toàn tỉnh đã phê duyệt quy hoạch trên 50 xã, khoảng 120 xã đang hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định; trên 90 xã đã lập đề án XDNTM với kinh phí bình quân 300-400 triệu đồng/xã. Các địa phương đã huy động hàng trăm nghìn ngày công, làm khoảng 130 km đường giao thông nông thôn, trên 4 nghìn công trình vệ sinh, 639 bể nước, 3.576 m kênh mương, láng bó nền nhà trên 4 nghìn hộ dân, di dời 8.248 chuồng trại ra súc xa nhà. Trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh, các ngành chức năng, có 186 mô hình, đề án được triển khai như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trồng lúa hàng hoá, cánh đồng mẫu, trồng đậu tương, ngô hàng hoá, đào tạo nghề cho nông dân... Nhưng để người dân nông thôn thực sự được hưởng thành quả của công cuộc XDNTM thì vẫn còn nhiều việc phải làm - Ông Đỗ Tấn Sơn, Trưởng BQL Chương trình XDNTM tỉnh - chia sẻ như vậy.
 
Nhận thức rõ những đòi hỏi cấp bách, cụ thể của XDNTM, đồng thời thể hiện quyết tâm tạo chuyển biến mạnh mẽ “bộ mặt” nông thôn miền núi, ngay đầu năm, tỉnh ta đã ban hành Kế hoạch đột phá XDNTM với chủ đề “Nhà sạch, vườn đẹp - làm đường giao thông nông thôn”. Các tiêu chí được áp dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện từng vùng nhưng đều có điểm chung: Nhà sạch phải đảm bảo “Sạch bếp, sạch nhà, sạch ngõ”. Đối với tiêu chí vườn đẹp, tuỳ theo điều kiện từng gia đình, tạo khuôn viên vườn hài hoà, hợp lý nhưng trước hết phải sạch cỏ, có một số loại rau theo mùa, ít nhất đảm bảo sinh hoạt gia đình. Vườn có hàng rào bằng tre, nứa, găng, dâm bụt, cây chè, lưới hoặc xếp đá, gạch, trồng các loại cây dược liệu, cây ăn quả phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, diện tích tối thiểu 200 m2.
 
Quy mô triển khai tập trung tại 40 xã điểm XDNTM giai đoạn 2011-2015, mỗi xã lựa chọn 2 thôn để hoàn thành dứt điểm tiêu chí “Nhà sạch vườn đẹp”. Bên cạnh đó, mỗi huyện, thành phố chọn 1 xã tập trung chỉ đạo, hoàn thành tiêu chí đường giao thông liên thôn bản. Tổng số đường giao thông nông thôn cần làm là 146 km, gồm trên 49 km đường 2,5m, trên 66 km đường 3m, gần 43 km đường 3,5m, gần 5 km đường 4m. Cách thức triển khai theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã làm chủ đầu tư, có trách nhiệm bàn bạc dân chủ, công khai, ưu tiên làm trước những tuyến đường trọng điểm, hiệu quả và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Điều đặc biệt trong triển khai XDNTM, để tạo sự đồng thuận, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh thống nhất giao các đồng chí Bí thư Huyện uỷ, Bí thư Đảng uỷ xã làm Trưởng BCĐ XDNTM.
 
Mục tiêu của chương trình XDNTM chính là tạo ra cuộc sống tốt hơn cho người dân nông thôn. Như vậy, việc thực hiện Kế hoạch đột phá với những nội dung, tiêu chí cụ thể, sát với cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân là hướng đi đúng, con đường ngắn nhất để tỉnh ta tiến nhanh đến mục tiêu cao cả của XDNTM.
THIÊN THANH (baohagian.vn)
 Tags: thực hiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm64
  • Hôm nay40,333
  • Tháng hiện tại166,895
  • Tổng lượt truy cập85,073,931
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây