Học tập đạo đức HCM

Làm ăn cá thể, làm ăn tập thể

Chủ nhật - 04/09/2016 10:12
Ở nước ta, có một thời kỳ hợp tác xã phát triển rất mạnh, thậm chí có nhiều hợp tác xã đạt đến quy mô toàn xã. Rất tiếc, vì những suy nghĩ ấu trĩ, giản đơn, mệnh lệnh hành chính, “đánh kẻng ra đồng”... đã dẫn đến sụp đổ mô hình hợp tác xã kiểu này và di chứng trong tâm thức xã hội kéo dài đến tận hôm nay.

Ngày nay, càng đi vào tái cơ cấu nông nghiệp theo mô hình “hợp tác - liên kết - thị trường”, càng cho thấy kinh tế hợp tác là rất quan trọng; là giải pháp cần thiết cho việc tổ chức lại nền sản xuất truyền thống kiểu “đèn nhà ai nấy sáng, ruộng nhà ai nấy cày”.

Trong kinh tế thị trường, không thể trông chờ vào vận may rủi, giá cả đầu ra lúc nào cũng cao, vì phải theo quy luật cung - cầu. Muốn cải thiện thu nhập, không còn cách nào khác, người sản xuất ở nông thôn phải tìm mọi cách để giảm chi phí đầu vào và nâng chất lượng nông sản bằng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Muốn làm được điều đó, người sản xuất phải hợp tác lại, để “mua chung, bán chung”, để tạo lập và phát triển vùng nguyên liệu có chất lượng, có sản lượng đủ lớn, để đàm phán giá bán với doanh nghiệp.

Lý thuyết là vậy, nhưng trong thực tiễn, vì sao hình thức làm ăn cá thể vẫn lấn át kinh tế hợp tác?

Về phía người nông dân: Tâm lý ngán ngại với mô hình hợp tác xã kiểu cũ theo kiểu “cha chung không ai khóc” vẫn còn trong tiềm thức mặc dù đã có Luật Hợp tác xã kiểu mới ra đời. Bên cạnh đó, sự thiếu niềm tin vào tính minh bạch trong hoạt động và thu chi đối với lãnh đạo hợp tác xã dễ dẫn đến “chín nghi mười ngờ”, tâm lý thôi thì “không ai lo cho mình bằng chính mình”, “mình làm mình chịu” dễ hơn là làm theo cái chung “chín người mười ý”...

Về phía lãnh đạo hợp tác xã: giám đốc hợp tác xã là một doanh nhân trên thương trường, đòi hỏi phải có nhiều kiến thức kinh doanh: từ kỹ năng xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển, quản trị nhân sự, quản trị dòng tiền... đến khả năng phân tích thị trường, đàm phán hợp đồng... Những điều mà không phải ngày một ngày hai, chỉ qua vài lớp tập huấn, bồi dưỡng là có ngay được nếu không có sự hỗ trợ đầy đủ và thường xuyên từ nhiều phía, đặc biệt là từ chính quyền. Cá biệt, một số lãnh đạo hợp tác xã là những nhóm lợi ích, hoạt động không theo tôn chỉ rõ ràng, chỉ chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà không hướng đến lợi ích của xã viên.

Cơ chế, chính sách sẽ được điều chỉnh để hợp tác xã phát triển, nhưng trước hết, phải tạo ra độ “sẵn lòng” nơi người nông dân, từ sự nhìn thẳng vào những điểm nghẽn vừa nêu. Nếu không, sự thay đổi về thể chế cũng sẽ không đi vào cuộc sống.

theo Saigon Times

 Tags: hợp tác

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm200
  • Hôm nay58,681
  • Tháng hiện tại58,681
  • Tổng lượt truy cập84,965,717
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây