Học tập đạo đức HCM

Làm giàu trên đồng đất quê hương.

Chủ nhật - 24/09/2017 00:21
Trước kia, phần lớn người dân ở xã Sơn Công (huyện Ứng Hòa) sống bằng nghề nông với thu nhập thấp, bấp bênh. Có thời điểm, nam giới đi làm xa, địa phương chỉ còn phụ nữ, trẻ em và người già. Những năm gần đây, nhờ việc áp dụng một số mô hình nông nghiệp mới nên nhiều lao động trẻ không phải "ly hương" để mưu sinh mà làm giàu ngay trên đồng đất quê mình.

 

Người dân ở Sơn Công làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.

Chia sẻ với chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Công Vũ Văn Thanh cho biết, xã có 4 thôn với 7.500 nhân khẩu. Với hơn 300ha đất nông nghiệp, trong đó hơn 100ha đất bãi ven sông Đáy màu mỡ nhưng nông dân chỉ trồng ngô, khoai 2 vụ/năm, thu nhập thấp; sản xuất lúa manh mún, khó áp dụng cơ giới hóa, chi phí cao lại rất vất vả. Trước đây, chỉ có người già, phụ nữ và trẻ em ở nhà lo việc đồng áng, chăm sóc gia đình... còn đa số thanh niên, nam giới kiếm việc làm ở khắp nơi. Ngoài số ít có việc làm ổn định, còn lại, nhiều người phải nay đây, mai đó với đủ nghề như: Bán hàng rong, giúp việc, công nhân tại các xưởng sản xuất… 

Hiểu rõ hạn chế và cần sự thay đổi mạnh mẽ để phát triển kinh tế địa phương, Sơn Công đã học tập nhiều mô hình nông nghiệp giá trị cao. Từ đó, lãnh đạo xã động viên nhân dân cùng "bắt tay" thực hiện. Trong nông nghiệp, sau dồn điền đổi thửa thành công, một phần diện tích được đầu tư sản xuất rau an toàn, trong đó có mô hình nông nghiệp công nghệ cao được huyện, xã và các ngành hỗ trợ tới 70% chi phí. Điển hình là mô hình nông nghiệp công nghệ cao với nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới tự động quy mô 5.000m2 tại thôn Vĩnh Thượng. Theo đà, vùng đất bãi cũng "chuyển mình", nông dân tập trung trồng cây ăn quả: Ổi, bưởi, táo... 

Hồ hởi chia sẻ niềm vui, anh Nguyễn Xuân Nghĩa - Chủ tịch HĐQT HTX Dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng cho biết, giờ ở Vĩnh Thượng không thiếu nông dân tỉ phú, thay vì canh tác đơn giản như trước đây, "đội ngũ" lao động trẻ, khỏe, có tri thức, mạnh dạn thuê thêm ruộng để đầu tư làm trang trại nông nghiệp, quy mô lớn (từ 2-10 mẫu/mô hình rau, củ, quả). Thay vì manh mún, họ tập trung đầu tư chuyên canh, sản lượng lớn và dùng ô tô tải chở sản phẩm đi bán ở các chợ (không gánh rong như trước). Để đáp ứng quy mô sản xuất lớn, các hộ đã cơ giới hóa sản xuất, đầu tư máy làm đất đa năng. Vì vậy, tuy làm "lớn" nhưng người lao động không vất vả như trước đây... Bên cạnh đó, chăn nuôi cũng được đầu tư bài bản theo mô hình trang trại, cho hiệu quả cao.

Không thể kể hết số thanh niên làm giàu từ nông nghiệp ở Sơn Công, bởi đến nay, toàn xã đã có hơn trăm hộ. Điển hình như gia đình các anh: Nguyễn Văn Tưởng, Nguyễn Văn Bảo, Nguyễn Văn Thắng… đều có cơ ngơi khang trang giá trị bạc tỷ, có "của ăn, của để". Theo nhẩm tính của anh Ngô Văn Anh (thôn Vĩnh Thượng): Mỗi vụ dưa chuột anh có thể thu 1,2 đến 2 tấn/sào tùy giống và thời vụ, nếu trồng 2 đến 10 mẫu Bắc Bộ sẽ được vài chục tấn. Kết quả trên là nhờ việc áp dụng các biện pháp canh tác cải tiến như: Che phủ ni lông, tránh rửa trôi phân bón, tiết kiệm nước tưới, và đặc biệt, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trước thu hoạch 2 tháng...

Từ thực tế ấy, Bí thư Đảng ủy Sơn Công Vũ Văn Thanh tự tin khẳng định: Làm nông nghiệp ở xã Sơn Công nay đã khác xưa, vừa đỡ vất vả mà vẫn giàu. Bởi vậy, thanh niên của xã giờ đã gắn bó với đồng đất quê hương, không phải chật vật tìm việc với thu nhập "phập phù" nơi "đất khách". Họ đã tự chủ với công việc mới có giá trị cao... Cũng nhờ kinh tế phát triển, từ xã nghèo, nay Sơn Công đã có 13 tiêu chí nông thôn mới đạt và 3 tiêu chí cơ bản đạt; thu nhập bình quân 32 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó "cái khó" rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành chức năng về: Tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu, quảng bá... Ngoài ra, thiên tai, bão lũ… cũng là những yếu tố ngoại cảnh "thử thách" Sơn Công. Dù vậy, với tiềm năng "sức trẻ", nhiệt huyết, chắc chắn Sơn Công sẽ vượt qua để ngày càng phát triển.
Theo Sơn Tùng/hanoimoi.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập323
  • Hôm nay22,967
  • Tháng hiện tại201,534
  • Tổng lượt truy cập90,264,927
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây