Học tập đạo đức HCM

Làm nông thôn mới vùng giáp biên

Thứ ba - 15/03/2016 23:49
Có lẽ trong chuyến thực tế lên Lào Cai vào dịp này, xã Xuân Quang, là một địa phương gây ấn tượng mạnh đối với tôi
Cũng bởi xã này nằm liền thị trấn Phố Lu, là một trong những địa điểm mà đoàn nhà báo chúng tôi khi đi viết về chiến tranh biên giới năm 1979 đã từng bị phục kích. Ngay đêm đầu tiên, sau bữa cơm dã chiến lúc chập choạng tối một quả lựu pháo ném vào giữa sân nhà khách nơi chúng tôi tá túc. Phố Lu độ đó hoang vu, nghèo nàn đúng nghĩa một vùng sơn cước với những mái nhà lúp xúp đầy bụi đường do những chiếc xe tải trùm kín lá ngụy trang chạy vội hắt lên. Ngọn đèn bão đỏ đọc lắc lư nơi ga xe lửa lờ mờ hiện lên từng đoàn người lũ lượt, bồng bế, dắt díu con cái chạy loạn. Vậy mà gần 40 năm sau trở lại nơi xưa tôi và nhà báo- nhà thơ Phạm Hồ Thu là hai thành viên trong đoàn nhà báo năm 1979 không tài nào nhận ra một dấu vết địa điểm một thời tao loạn. Thay da đổi thịt Xã Xuân Quang là một trong ba xã có sự phát triển mạnh nhất trong phong trào nông thôn mới không chỉ của huyện Bảo Thắng mà cả tỉnh Lào Cai. Xuân Quang có 20 thôn với hơn 3.000 hộ, hơn 12.000 người gồm 11 dân tộc như Kinh, Dao, … trong đó dân tộc Nùng có số lượng đông nhất. Đặc điểm của Xuân Quang là có trại giam K1 đa phần là tù hình sự đang thụ án và hai quốc lộ 70 và 4E chia xã ra làm đôi. Vài năm về trước kinh tế Xuân Quang dựa vào nông nghiệp, dịch vụ và chăn nuôi trên diện tích canh tác gồm có 188 ha ruộng nước, 502 ha cây ăn quả, xấp xỉ 3.000 ha rừng xen cùng núi đá vôi. Vài năm trở lại đây, cùng với quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, cùng với đó cao tốc Hà Nội- Lào Cai được đưa vào sử dụng nên kinh tế xã Xuân Quang có nhiều biến chuyển đáng kể. Nông nghiệp trong đó lúc nước bị thu hẹp dần, dịch vụ cũng giảm dần do mật độ các loại xe đi qua xã giảm mạnh. Triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới từ năm 2011, bước đầu Xuân Quang cho rà soát lại 19 tiêu chí thì xã mới thực hiện được 8 tiêu chí, còn lại 11 tiêu chí chưa đạt. Lãnh đạo xã đã đặt ra kế hoạch hoàn thành bằng được các tiêu chí còn lại. Vậy là bằng sự cố gắng cùng những biện pháp phù hợp nên chỉ sau bốn năm phấn đấu, tức đến tháng 10/2015 Xuân Quang đã hoàn thành 19 tiêu chí. Trong đó hệ thống trường trạm, giao thông nông thôn, văn hóa…tuy đạt ngưỡng nhưng vẫn cần hoàn chỉnh thêm. Xã đã có 40km đường liên xã, trong đó Cốc Mục là thôn bé nhất vào ngày 25 Tết Bính Thân vừa qua đã có đường bê tông. Xã đã có 25/40km kênh mương. Về văn hóa Xuân Quang đã có 70% trường, lớp đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất (3 trường trung học, 3 trường tiểu học, 2 trường mầm non)… Bên cạnh tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm từng năm thì Xuân Quang cũng nổi lên những cơ sở, những hộ làm ăn phát đạt như cơ sở của ông Trần Minh Cường có vốn lưu động lên đến hàng chục tỷ đồng với việc thu mua sắn, bóc gỗ mỡ, quế… Cái vất nhất của xã Xuân Quang là thực hiện tiêu chí về môi trường. Đến năm 2015 toàn xã còn tới 300 hộ chưa có nhà vệ sinh hợp chuẩn. Mới có bốn tổ gom rác do dân tự nguyện thành lập. Riêng diện hộ nghèo sau bốn năm Xuân Quang cũng có những tiến bộ đáng ghi nhận. Năm 2011 số hộ nghèo trong xã lên đến 34%. Đến năm 2015 chỉ còn 19,8%. Số hộ cận nghèo còn 300 hộ… Giàu lên từ cây đào Nghề trồng đào phục vụ tết cũng là một nghề mới đang mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã này. Hiện nay Xuân Quang đã có hơn 6 ha trồng đào với gần 2.000 gốc, với thu hoạch bình quân 1 tỉ đồng/năm. Chúng tôi đến thăm cơ sở trồng đào của vợ chồng anh chị Hoàn-Loan. Quê anh chị ở làng Đại Hoàng nổi tiếng (Lý Nhân, Hà Nam), theo bố mẹ lên làm kinh tế mới ở Xuân Quang. Vào những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, anh chị làm đủ mọi nghề để sinh nhai. Trong một lần mang chó con ra bán tại chợ Lào Cai, hai anh chị đã học được công nghệ ghép cành đào cảnh dưới xuôi vào gốc đào rừng. Sau nhiều thất bại, cách đây ba, bốn năm cơ sở trồng đào Hoàn – Loan đã tạo nên thương hiệu vì có được khách hàng ổn định không chỉ ở Lào Cai mà còn ở các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang. Khi chúng tôi đến thăm thì chị Loan cùng bốn công nhân làm thuê đang chăm sóc, ghép cành cho hơn 1.000 gốc đào. Chị Loan cho biết vụ Tết vừa rồi, cơ sở của chị bán được hơn 500 gốc đào, có gốc gần 20 triệu đồng. Cơ sở của chị cũng vừa đầu tư 100 triệu làm con đường bê tông để giúp khách hàng đến mua đào thuận tiện khi chuyên chở. Chúng tôi quay về trụ sở xã Xuân Quang xây trên đỉnh một ngọn đồi nom khang trang như trụ sở một tập đoàn kinh tế. Chủ tịch xã Nguyễn Viết Khoản có bằng cử nhân Đại học quản lý hành chính. Khi nhắc lại thời chiến tranh biên giới anh cho biết, năm đó anh mới lên 9 tuổi, được bố giao cho nhiệm vụ xách ấm đun nước chạy theo gia đình dọc quốc lộ 70… Còn giờ đây nhìn vị chủ tịch tề chỉnh trong bộ com lê ngồi tiếp chúng tôi hơn hai giờ. Không một tờ giấy, vị chủ tịch xã sinh năm 1970 đã nói và trả lời chúng tôi một cách rõ ràng, khúc chiết về tình hình nông thôn mới ở xã, tự nhiên tôi lại nghĩ đến hình ảnh cành đào cảnh miền xuôi đang trổ hoa đằm thắm trên gốc cây đào rừng.
Nguồn:http://nongnghiep.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập473
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm470
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại197,063
  • Tổng lượt truy cập90,260,456
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây