Học tập đạo đức HCM

Làng cam nổi tiếng được mùa với cách chăm bón lạ

Thứ bảy - 19/12/2015 10:09
Làng cam Vạn Yên, Vân Đồn (Quảng Ninh) từ lâu nổi tiếng với giống cam ngọt nhưng đã có một giai đoạn lao đao vì cam Trung Quốc "đội lốt". Tuy nhiên hiện nay, đặc sản này hồi sinh nhờ phương pháp chăm sóc mới, lạ của người dân.
 

Xã Vạn Yên, Vân Đồn (Quảng Ninh) từ lâu nổi tiếng với giống cam Vạn Yên ngon, thơm, ngọt lịm. Đặc biệt, người dân ở đây trồng và bón cam với phương pháp khá đặc biệt là ủ cá trong hầm cho nẫu để bón cam - đây là một trong những cách ứng dụng khoa học khá độc đáo của người nông dân trong chăm bón cây trồng.

Cam chns vàng khắp các triền đồi tại thôn 10-10 xã Vạn yên Vân Đồn

Đến thôn 10-10 thời gian này, trên các sườn đồi, khoảnh vườn quê cam đang vào độ chín. Người dân khẩn trương thu hoạch và thương lái đến tận vườn thu mua. Cam Vạn Yên có vị thơm ngon, là sản phẩm sạch, canh tác không sử dụng hoá chất, rất được ưa chuộng.

Năm nay, người dân trồng cam rất phấn khởi vì cam được giá. Giá cam cao hơn mọi năm từ 5000 – 10.000 đồng. Thu hoạch tới đâu bán hết ngay tới đó.

Những quả cam to, ngon ngọt sai trĩu cành

Gia đình chị Lê Thị Bảy, thôn 10-10 trồng 5 ha cam và là một trong những hộ trồng cam lớn nhất thôn. Hiện, gia đình đang có khoảng 1,5 ha đang vào mùa thu hoạch. Chị Bảy cho biết, mỗi gốc cam thu hoạch được từ 50-70kg, thành phẩm bán ra đạt khoảng 20 tấn. Giá ổn định ở mức khoảng 30.000 đồng/kg. Vụ cam năm nay dự kiến thu nhập gia đình chị khoảng 600 triệu đồng…Cam ở đây được trồng theo truyền thống là ngâm ủ cá tới nẫu xương mới đem bón vào gốc cam nên cam rất thơm ngon. Bà con cũng bón phân nhưng chủ yếu là phân hữu cơ, không dùng hoá chất để kích thích và bảo quản nên cam rất an toàn…

 
 

 

Trưởng thôn 10-10, ông Long Tiến Dưỡng cho biết, cả thôn có 47 hộ trồng cam thì hầu như đều được thương lái vào thu mua tận vườn với mức giá cao, ổn định. Cam hái ra tới đâu tiêu thụ hết tới đó. Đặc biệt, hầu hết bà con trồng cam trong thôn đang tham ra chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) là chương trình nhằm khuyến khích nông dân sản xuất sản phẩm đặc thù của địa phương, đăng ký nhãn hiệu, quy trình sản xuất cùng rất nhiều tiêu chí khác nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm của địa phương…Hiện nay, cam Trung Quốc không thể cạnh tranh được với cam Vạn Yên vì bây giờ đặc sản của xã có nhãn hiệu hàng hoá và chỉ dẫn địa lý trên bao bì.

Người trồng cam phấn khởi vì cam được mùa, được giá và thương hiệu đang bay xa

Ông Lê Văn Bằng, Chủ tịch UBND xã Vạn Yên cho biết, chương trình OCOP đã khiến thương hiệu cam Vạn Yên bay xa. Với tổng số trên 100 hộ trồng cam, tổng sản lượng cam thu hoạch vụ này của xã khoảng 170-200 tấn, dự kiến thu được khoảng 7 tỷ đồng. Hiện nay xã đã mở được 2 điểm bán sản phẩm trên địa bàn và thường xuyên đưa sản phẩm đi tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm. Hiện, cam Vạn Yên đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường…

Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới được tỉnh Quảng Ninh xây dựng và triển khai với mục tiêu thực hiện việc nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho dân cư nông thôn và giảm nghèo thông qua việc phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống...

Quá trình triển khai OCOP gồm các bước là đăng ký ý tưởng, sản phẩm từ cộng đồng dân cư, nộp kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn và hoàn thiện, triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức thi sản phẩm và xúc tiến thương mại, bán hàng...Hiện, chương trình đang được triển khai thí điểm ở một số địa phương và chọn một số sản phẩm chủ lực tập trung vào 3 nhóm sản phẩm là tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm phục vụ ẩm thực và nhóm phát triển sản phẩm từ cây dược liệu…

Theo Minh Tâm/infonet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập280
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại851,596
  • Tổng lượt truy cập93,229,260
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây